Mang thai là một thiên chức thiêng liêng của mọi phụ nữ, là niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng gắn liền với niềm vui ấy cũng là những nỗi lo âu không kém về sức khỏe của thai nhi và cả người mẹ. Trong các giai đoạn, thời kỳ 3 tháng đầu là giai đoạn khó khăn nhất với thai phụ, về sinh hoạt, nghỉ ngơi thế nào để an thai. Trong đó, chế độ ăn uống rất quan trọng. Vậy 3 tháng đầu mang thai nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nhóm dưỡng chất thiết yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ cần bổ sung
3 tháng đầu mang thai nên ăn gì? 3 tháng đầu thực sự là giai đoạn đầy lo âu dành cho các mẹ, nhất là các mẹ mới lần đầu mang thai. Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau đây, bạn sẽ giúp bé phát triển tốt nhé:
Chất đạm (Protein)
Với phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, chất đạm có vai trò quan trọng vô cùng với sự phát triển tốt của bé. Đặc biệt, chúng giúp các tế bào thần kinh của con phát triển bình thường, mạnh khỏe. 70-80gram chất đạm mỗi ngày là lời khuyên hữu ích dành cho mẹ và bé trong giai đoạn này, các mẹ đừng quên nha.

Canxi
Canxi đóng vai trò trong việc hình thành xương, răng khá tốt cho bé. Vì thế, các mẹ hãy tăng cường bổ sung canxi bằng việc dung nạp 300mg/ngày để bé có hệ xương, răng vững chắc nhất.
Sắt
Sắt là chất quan trọng được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bổ sung cho thai phụ không chỉ 3 tháng đầu mà còn ở 3 tháng trước khi mang thai và suốt thai kỳ. Chất này giúp tăng khối lượng máu cho mẹ, giúp cấp máu cho thai nhi tốt và bù đắp lượng máu bị mất lúc sinh con. Sắt là nguyên liệu quan trọng để tổng hợp hemoglobin, khiến hồng cầu có màu đỏ, làm cho quá trình vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể mẹ và bé tốt hơn.
DHA
Một nhóm dưỡng chất khác cần thiết cho thai chính là DHA. Đây là chất rất cần cho sự phát triển của não và đôi mắt của bé. Hãy bổ sung 200g DHA mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai để giúp bé phát triển tốt.
Vitamin
Vitamin cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Lời khuyên của bác sĩ đưa ra là, thai phụ nên bổ sung 800mcg vitamin A, khoảng 10 – 15mg vitamin E, 70 – 90mg vitamin C mỗi ngày để bé phát triển toàn diện.
Ngoài các nhóm chất trên, một vài chất khác mà bà bầu cũng không nên bỏ qua như: Iot, acid folic, cholin,…
3 Tháng Đầu Mang Thai Nên Ăn Gì?
Tháng 1
Lúc mới cấn thai, đây là khoảng thời gian mẹ còn khá bỡ ngỡ vì cơ thể có nhiều dấu hiệu “phiền phức” như khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, buồn ngủ, nóng trong người,… Để cải thiện các tình trạng trên, sản phụ chú ý bổ sung vào menu hằng ngày các thực phẩm sau:

- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt đỏ, cá hồi và tinh bột. Bên cạnh đó, sữa bổ sung vào các bữa sáng và tối trước khi ngủ để đủ canxi, chống còi xương cho bé là một lời khuyên mà bác sĩ dành cho thai phụ trong thời kỳ này.
- Nhóm thực phẩm chứa sắt: thịt lợn, thịt bò, các loại ngũ cốc, đậu nành,…
- Nhóm chất xơ: rau xanh, súp lơ,…
Tháng 2
Qua được tháng đầu là các mẹ sẽ nhẹ gánh được một phần, dù rằng chặng đường 8 – 9 tháng phía trước còn khá dài. Đến tháng thứ 2, các mẹ có thể làm cho bữa ăn phóng phú hơn để tránh nhàm chán với các nhóm thực phẩm sau:

- Vẫn tiếp tục dung nạp sắt và acid folic như: thịt bò, thịt nạc lợn, súp lơ, đậu bắp, măng tây, bơ,…
- Các loại rau xanh, sữa, các loại hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều, bí xanh,…
- Đừng quên uống nhiều nước nhé!
Tháng 3
Đến lúc này, đa số các cơn nghén sẽ được cải thiện, bà bầu cũng ăn được nhiều hơn. Chế độ dinh dưỡng cũng vì thế mà đa dạng, phong phú hơn, cụ thể như sau:

- Tăng cường rau, củ quả hơn: bí đỏ, cà rốt, súp lơ, cải bó xôi, cải thìa (cải chíp), ngô, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ,…
- Nước ép trái cây, sinh tố như bơ, cam, táo,…
- Uống sữa bầu theo chỉ định của bác sĩ vì cơ địa mỗi người mỗi khác, không uống quá nhiều vì dễ tăng cân cho mẹ mà không bồi bổ cho con.
- Bổ sung thêm vitamin theo chỉ định bằng thuốc của bác sĩ.
- Yến sào: Lúc này, thai đã làm tổ nên việc dùng yến sào không còn phải lo nữa. Yến giúp sản phụ bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết sau thời gian bị thai nghén không ăn được nhiều, giúp cơ thể khỏe khoắn, tránh mệt mỏi do nghén. Hơn thế, yến còn giúp mẹ bảo vệ thai nhi một cách an toàn và giúp thai phát triển tốt.
Để tìm mua được yến chất lượng, giá tốt, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Yến Sào Yến Bạc qua link sau nhé: https://yensaoyenbac.vn/
Các thực phẩm cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

- Nội tạng động vật: Thực phẩm này có chứa nhiều cholesterol và nhiều vi khuẩn mà khi chế biến sẽ không dễ dàng tiêu diệt được hết, vì thế mẹ bầu cần tránh ăn thực phẩm này.
- Rau: Dù rau xanh khá tốt cho mẹ bầu nhưng không phải loại rau nào cũng ăn được. Bà bầu nên kiêng rau răm, rau ngót, rau sam, rau tía tô,… Ví dụ rau sam sẽ gây co cơ trơn tử cung dễ gây sảy thai, rau ngót mát dễ làm thai tuột vì co thắt tử cung,…
- Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn: chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản gây hại cho thai nhi.
- Đồ ăn tươi sống: tồn đọng nhiều vi khuẩn dễ gây hại đường ruột cho sản phụ.
- Thức uống có cồn, có gas: dễ gây dị tật thai nhi, gây tình trạng mệt mỏi cho mẹ bầu.
- Các loại quả: dứa, đu đủ xanh, nhãn,…dễ gây co thắt tử cung, sảy thai sớm.
- Đồ ăn, uống có tính mát: nước dừa, rau má, sương sâm,… có thể làm sảy thai vì quá mát nên mẹ cần tránh để an toàn cho thai nhi.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình và bé. Chúc các chị em có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Xem thêm: