Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Cách dùng, bài thuốc trị bệnh hữu ích

302

Hà thủ ô có nhiều tên gọi khác như là: Dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô… Tên khoa học củ hà thủ ô là Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, cây thuộc họ rau răm. Theo đông y Hà thủ ô có công dụng làm đen tóc, giúp bổ máu và an thần, dưỡng can, nhuận tràng… Mời bạn cùng tìm hiểu nội dung Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh hữu ích ngay sau đây nhé!

1. Đặc điểm của cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô thuộc vào nhóm cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây quấn và mọc xoắn vào nhau, phần mặt ngoài thân cây nhẵn và có màu xanh tía, nhìn sẽ thấy có vân, nổi bật hơn nữa là cây có rễ phình thành củ.

Đặc điểm của cây hà thủ ô đỏ
Đặc điểm của cây hà thủ ô đỏ

Cây hà thủ ô đỏ thường được mọc hoang sơ, tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và chủ yếu như Hà Giang, Lai Châu, Sơn Lan, Lào Cai… Hiện nay cây đang được trồng nhiều ở khu vực phía Nam và  cây phát triển khá tốt ở các khu vực như: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên và Bình Định…

2. Hà thủ ô đỏ có thành phần hóa học như thế nào?

Hà thủ ô đỏ có thành phần hóa học như thế nào
Hà thủ ô đỏ có thành phần hóa học như thế nào

Trong cây có chứa các nhóm chất nổi bật như sau: 

2.1 Nhóm Anthranoid

Anthranoid chiếm tới tỉ lệ 1,7%, gồm 

  • Chrysophanol: C15H10O4, 
  • Emodin: C15H10O5
  • Rhein:C15H8O6
  • Chrysophanol anthron: C15H12O3
  • Rhapontin: C21­H24O9,
  •  2, 3, 5, 4  Tetrahydroxystiben – O-↓ – D – glucosid.

Là các thành phần làm tăng nhu cầu ruột, làm cho phân bị nát lỏng nên có lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt hoặc là bị táo bón. 

2.2 Nhóm Tannin

Tannin là các thành phần mang đến vị chát cho các vị thuốc Đông dược nói chung. Nhóm này có lợi cho các trường hợp trị viêm đại tràng thể hư hàn, đại tiện nát lỏng nhưng nó lại bất lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt và đại tiện táo bón.

3. Hướng dẫn cách chế biến hà thủ ô đỏ

Theo đông y, Hà thủ ô (phần củ) đỏ có vị đắng ngọt, chát và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô có liên quan đến lạnh; vị chát có liên quan đến táo sáp nên có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra là do tác dụng phụ không mong muốn vì vậy mà cây được sử dụng trong đông y thường được chế biến sẵn.

Hướng dẫn cách chế biến hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn cách chế biến hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ được mang đi rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Sau đó mang đi ngâm cùng với nước gạo khoảng 24 giờ. Sau đó thái thành miếng, và loại bỏ lõi. Mang đi chưng cách thuỷ với nước đậu đen, chú ý hàm lượng là: 01kg hà thủ ô + chưng với 100 – 300 gam đậu đen. Chưng liên tục, nước nấu trong nồi được chưng đến 09 lần mới được xem tốt nhất. Vì quá trình chưng nhiều như vậy, thực chất là để giảm bớt độc tính, tăng sức bổ cũng như giúp cho việc đưa thuốc vào thận dễ dàng hơn.

Hợp chất Tanin trong cây hà thủ giúp săn se, cố sáp và cầm tiêu chảy. Hợp chất antraglycosid có công dụng nhuận tràng, thông tiện nên thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên.  

4. Công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe

Có khá nhiều công dụng được nhiều người biết tới, như là: 

4.1 Nhuận tràng

Hà thủ ô làm tăng nhu động ruột là vì thành phần anthranoid, làm xúc tiến khả năng tiêu hóa ở dạ dày và ruột., được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết hay bị tiêu hóa kém. 

4.2 Bổ can thận

Hà thủ ô vị đắng ngọt chát và tính hơi ôn, vào các kinh can và thận có công dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc và giúp nhuận tràng thông tiện. Trị can thận âm hư, đau đầu, huyết hư, hoa mắt chóng mặt cùng với các triệu chứng dễ gặp phải như: đau lưng mỏi gối,  râu tóc bạc sớm, ù tai điếc tai, di tinh,…

4.3 Tác dụng bồi bổ thần kinh

Lexitin có trong Hà thủ ô còn có công dụng làm cường tim ếch cô lập, hỗ trợ giúp tạo hồng cầu tốt hơn, đặc biệt là phụ nữ có khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều và các trường hợp da xanh, thiếu máu, người gầy yếu. 

Hà thủ ô có tác dụng bồi bổ thần kinh
Hà thủ ô có tác dụng bồi bổ thần kinh

4.4 Ức chế trực khuẩn lao và chống oxy hóa 

Nước sắc từ Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ có công dụng làm hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Đồng thời, Hà Thủ Ô  giúp chống oxy hóa hiệu quả. 

4.4 Chữa tóc bạc sớm

Hà thủ ô hỗ trợ trị tóc bạc sớm
Hà thủ ô hỗ trợ trị tóc bạc sớm

Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc giúp bổ huyết. Những người bị tóc bạc sớm, cholesterol tăng nên dùng sẽ rất tốt.

5. Những bài thuốc chữa bệnh từ hà thủ ô đỏ

Một số bài thuốc được chia sẻ sau đây sẽ giúp mang lại cho cơ thể sức khỏe tốt. 

5.1 Bài thuốc giúp bổ máu

Thân, lá của cây hà thủ ô còn được gọi giao đằng, có vị ngọt, tính bình. Thân leo và phần lá cây được sử dụng để an thần, dưỡng tâm,  dưỡng huyết và hoạt lạc. Thêm vào đó là thân leo, lá còn được sử dụng để điều trị các chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu hay đau mỏi toàn thân,…

Sử dụng cây hà thủ ô đỏ với hàm lượng 12 – 60 gam giúp giảm thiểu các tình trạng bệnh nêu trên. Với liều sử dụng khoảng 12 – 30 gam sẽ có tác dụng bổ huyết và giúp nhuận tràng thông tiện…

5.2 Bài thuốc dùng hà thủ ô để tăng cường sinh lý cho nam giới

Hà thủ ô được xem là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe kể cả nam và nữ. Đặc biệt, với nam giới – những quý ông đang gặp khó khăn về sinh lý, dị tinh, tinh trùng loãng,..hà thủ ô được xem là dược tiên. Chuyên dùng để điều trị yếu sinh lý ở nam giới  rất hiệu quả, được xem là bài thuốc giúp “cải lão hoàn sinh” mang lại phong độ đàn ông. 

Bài thuốc dùng hà thủ ô để tăng cường sinh lý cho nam giới
Bài thuốc dùng hà thủ ô để tăng cường sinh lý cho nam giới

Còn với nữ giới, hà thủ ô có hiệu quả tốt cho các trường hợp khó có con, sinh khó. 

Dùng 10 – 15g hà thủ ô rửa sạch, cho vào nồi/ bình cùng với 70ml nước sắc lấy nước khoảng 2 – 3 giờ, thuốc sôi thì ngừng và chắt lấy nước, bỏ cặn và dùng ngay khi còn nóng, uống trong ngày.

5.3 Dùng hà thủ ô để cải thiện tóc bạc sớm như thế nào?

Sử dụng hà thủ 12 gam cùng với 12 gam bắc sa sâm, 12 gam quy bản, 12 gam long cốt bạch thược. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp bổ huyết, an thần, trị hư, lo lắng, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm,…

5.4 Bài thuốc từ hà thủ ô để chữa bệnh sốt rét

Sử dụng bài thuốc hà thủ ô trong các trường hợp bị sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, hoặc là sốt li bì triền miên dùng 1 trong 2 bài:

  • Hà thủ ô sống: 60 gam Hà thủ ô sống
  • Sài hồ: 12 gam
  • Đậu đen: 20 gam

Mang hỗn hợp đi sắc, sau đó mang đi phơi sương 01 đêm đến sáng hôm sau hâm lại uống.

5.5 Bài thuốc từ hà thủ ô để trị tiểu buốt, tiểu rắt

Bài thuốc từ hà thủ ô để trị tiểu buốt, tiểu rắt
Bài thuốc từ hà thủ ô để trị tiểu buốt, tiểu rắt

Nguyên liệu là 30 -60 gam hà thủ ô tươi, sắc và uống có tác dụng nhuận tràng, giúp thông tiện và điều trị các chứng huyết hư, tân dịch khô dẫn tới đại tiện bí. Dùng uống hằng ngày có thể hỗ trợ điều trị chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.

Phối hợp hà thủ ô đỏ cùng với tang ký sinh, nữ trinh tử có công dụng điều trị tăng áp huyết do xơ vữa mạch ở người lớn tuổi.

5.6 Sử dụng hà thủ ô để cải thiện việc tăng cholesterol máu

Nguyên liệu là 01kg Hà Thủ ô đỏ khô, mang đi sao vàng tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 20g pha với nước ấm/ 2 lần/ngày sau khi ăn.

6. Khi sử dụng cây hà thủ ô, cần nên lưu ý điều gì?

Cần nên lưu ý điều gì khi sử dụng cây hà thủ ô
Cần nên lưu ý điều gì khi sử dụng cây hà thủ ô

Cây Hà Thủ ô đỏ đúng là một loại thảo dược có vai trò quan trọng để hỗ trợ điều trị một số bệnh. Muốn phát huy hết tác dụng của nguồn dược liệu này bạn cần lưu ý:

6.1 Nên dùng Hà thủ ô ở dạng nào là tốt nhất?

Việc sử dụng cây Hà Thủ ô đỏ ở dạng nào cũng còn tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh cũng như thời gian sử dụng với các dạng như: Thuốc sắc, bột tán mịn, loại trà và viên nang dược liệu.

So với dùng cây khô hoặc trà, Hà Thủ ô đỏ dạng viên có chi phí cao nhưng đảm bảo chất lượng, an toàn hơn. Nếu muốn dùng cây khô, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng, cơ sở uy tín để được đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

6.2 Hà Thủ ô đỏ có tác dụng phụ không?

Khi sử dụng Hà Thủ ô đỏ người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: 

6.2.1 Tiêu chảy, ngủ li bì, đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân là do sử dụng Hà thủ ô đỏ tươi có chứa các hợp chất anthraglycosid sẽ kích thích nhu động ruột. Ngoài ra nó còn làm ảnh hưởng không tốt tới gan và thận. 

6.2.2 Tê bì, thần kinh cảm giác có thể bị rối loạn

Do công dụng nhuận tràng quá mức nên loại cây này khiến cho khả năng hấp thu kali giảm mạnh, gây ra rối loạn điện giải và người bệnh có cảm giác tê bì, thần kinh cảm giác bị rối loạn và chân tay không thật

Khi dùng bạn cần chú ý đến các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, hoặc là thấy bị vàng da thì có nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan, ngừng dùng ngay và nhờ tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị.

6.3 Đối tượng nào nên cẩn trọng với cây Hà Thủ ô đỏ?

Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa (như bị đau dạ dày) không nên sử dụng. Vì có chứa hoạt chất anthraglucosid gây nên tình trạng tiêu chảy mạnh, làm giảm hấp thụ kali, gây rối loạn điện giải làm cho cơ thể bị yếu.

Những  người đã có tiền sử bị ung thư, người đang điều trị ung thư tử cung, ung thư tử cung không nên dùng vì Hà thủ ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao, nên rất dễ gây kích thích khối u phát triển, làm cho các khối ung thư tái phát.  

Phụ nữ mang thai, cho con bú tuyệt đối không sử dụng Hà Thủ ô đỏ.

Không sử dụng cho đối tượng là trẻ em, nếu có nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Không dùng Hà Thủ ô đỏ khi người dùng đang uống chống đông, điều này sẽ làm tăng tác dụng thuốc hạ huyết áp. 

Trong quá trình sử dụng cây Hà Thủ ô bạn nên kiêng ăn hành, tỏi, củ cải….

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh hữu ích, chúng tôi hy vọng sẽ giúp mọi người trong việc dùng loại cây này. 

 

Xem thêm: Rau má có tác dụng gì? Liều lượng và cách dùng rau má đúng cách

Rate this post
Bài trước đóRau má có tác dụng gì? Liều lượng và cách dùng rau má đúng cách
Bài sauCông dụng bất ngờ của nấm linh chi bạn không nên bỏ qua