Rụng Tóc Nội Tiết Tố Androgen Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?

494

Rụng tóc nội tiết tố androgen là gì, có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào? Đây là một trong các dạng rụng tóc luôn mang lại sự khó chịu và phần nào làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp của nhiều người. Để có thể nhanh chóng điều trị đúng phương pháp mời bạn cùng Blogdepkhoe tìm hiểu thêm trong phần nội dung ngay sau đây!

1. Rụng Tóc Nội Tiết Tố Androgen Là Gì?

 Rụng tóc nội tiết tố androgen (tên y học là androgenetic alopecia) là một tình trạng rụng tóc do di truyền, có xu hướng ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Thông thường, bệnh biểu hiện hơi khác nhau ở nam và nữ như

Rụng Tóc Nội Tiết Tố Androgen
Rụng Tóc Nội Tiết Tố Androgen

Với nam giới:

Thường được gọi là chứng hói đầu kiểu nam giới. Tóc có thể bị rụng ngay từ tuổi thiếu niên hoặc bắt đầu năm 20 tuổi. Đặc điểm là phần chân tóc bị tụt xuống kéo theo tóc dần biến mất khỏi đỉnh đầu, hoặc là ở phần da đầu ở phía trước.

Đối với những phụ nữ:

Rụng tóc nội tiết tố androgen được gọi là hói đầu kiểu nữ giới. Tóc sẽ rụng dần và ngày càng mỏng hơn khi bước sang độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên), sau đó lượng tóc sẽ rụng nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu.

Nói chung, dù là ở nam hay nữ giới thì chứng rụng tóc nội tiết tố androgen cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ tổng thể, có thể gây mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. 

2. Các Triệu Chứng Của Rụng Tóc Androgen

Tùy thuộc vào mỗi dạng rụng tóc nội tiết tố androgen sẽ có các biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

2.1 Chứng rụng tóc androgen ở nam 

Là một dạng rụng tóc xảy ra phổ biến nhất ở nam giới, những người đang ở độ tuổi trung niên. Vì khi tuổi tác ngày càng cao, nồng độ hormone testosterone ở nam giới sẽ bị suy giảm rõ rệt nhất, kèm theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ của hormone dihydrotestosterone. 

Chính vì sự gia tăng bất thường của hormone dihydrotestosterone sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tính liên kết của các thụ thể nang tóc, làm cho chúng khó phát triển như bình thường, thậm chí là bị dừng tăng trưởng hoàn toàn, làm cho tóc dễ bị rụng nhưng lại khó mọc trở lại. Rụng tóc nội tiết tố ở nam giới là nguyên nhân chính dẫn đến chứng hói đầu.

Rụng tóc ở nam giới
Rụng tóc ở nam giới

Một số triệu chứng chính:

  • Tóc bị rụng dần và mỏng đi trông thấy
  • Có xu hướng rụng nhiều ở vùng trán thái dương, vùng chữ M trước trán
  • Phần tóc ở vùng chỏm đầu không bị ảnh hưởng.

2.2 Rụng tóc androgen ở nữ 

Trong cơ thể phụ nữ sản sinh ra một lượng nhỏ hormone dihydrotestosterone, vì vậy mà chứng rụng tóc nội tiết tố androgen ở nữ  sẽ có nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với nam giới và thường là ở phụ nữ độ tuổi trung niên hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh trở đi.

Rụng tóc ở nữ giới
Rụng tóc ở nữ giới

Một số triệu chứng thường gặp:

  • Tóc bị mỏng, rụng dần và thưa theo thời gian
  • Thường sẽ rụng nhiều nhất là ở vùng đỉnh đầu, ít khi bị rụng ở vùng phía trước trán như ở nam. 

3. Xác Định Nguyên Nhân Dẫn Đến Rụng Tóc Nội Tiết Tố Androgen?

Có thể nói là hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chứng rụng tóc nội tiết tố androgen. Nhưng có 2 yếu tố chính được xem là có liên quan quan trọng đến chứng bệnh này, bao gồm:

3.1 Yếu tố do di truyền

Là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh rụng tóc androgen, đặc biệt là với nam giới. Theo nghiên cứu những người có tiền sử gia đình từng mắc chứng rụng tóc nội tiết tố sẽ có nguy cơ di truyền bệnh cao nhiều lần hơn so với những người khác.

Yếu tố do di truyền
Yếu tố do di truyền

3.2 Yếu tố nội tiết

Do có sự gia tăng bất thường của enzyme 5 alpha-reductase trong cơ thể và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rụng tóc ở cả nam giới và nữ giới. 

Là một loại enzyme có vai trò trong việc chuyển hóa hormone testosterone thành dihydrotestosterone vì vậy mà khi nồng độ enzyme 5 alpha-reductase gia tăng nhanh chóng sẽ khiến cho quá trình chuyển hoá này diễn ra không bình thường. 

Đối với nữ giới, chính vì sự thiếu hụt các chất trung gian thần kinh P có thể gây ra chứng rụng tóc nội tiết tố, vì nó có khả năng ức chế và làm chậm đi quá trình phân chia các tế bào keratin của tóc.

4. Liệu Pháp Nào Điều Trị Chứng Rụng Tóc Nội Tiết Tố Androgen?

Việc điều trị không chỉ nay mai là dứt điểm, mà là một quá trình lâu dài và rất rất cần đến sự kiên nhẫn điều trị. Hiện nay, chứng rụng tóc androgen được điều trị hầu như là bằng thuốc và phẫu thuật, cụ thể:

4.1 Điều trị rụng tóc androgen bằng thuốc

Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng một số loại thuốc gây ức chế sự gia tăng của enzym 5-alpha-reductase để làm giảm nồng độ hormone dihydrotestosterone trong cơ thể. 

Các loại thuốc chữa rụng tóc androgen bao gồm:  dạng thuốc uống (Finasteride, Spironolactone, Cyproterone acetate, Dutasteride), hoặc là các và dạng thuốc xịt như Minoxidil.

Đối với nam: tốt nhất nên kết hợp sử dụng cả thuốc xịt (như là Minoxidil nồng độ 5%), cùng với các loại thuốc uống khoảng 2 lần/ngày để điều trị chứng rụng tóc nội tiết tố kiểu nam. 

Đối với nữ: nên dùng thuốc dạng xịt có nồng độ thấp hơn 2%, có thể nên kết hợp uống thêm một số loại thuốc khác khoảng 2 lần/ngày.

4.2 Phẫu thuật cấy tóc

Trong trường hợp mà việc điều trị bằng thuốc không có mang lại hiệu quả, bạn có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật cấy tóc giúp nhanh chóng giúp mái tóc đẹp trở lại. Nhưng cần lưu ý từ vấn về các hậu phẫu thuật có phản ứng phụ gì hay không.

Phẫu thuật cấy tóc
Phẫu thuật cấy tóc

5. Cách phòng ngừa chứng rụng tóc tái phát 

Việc điều trị rụng tóc nội tiết tố androgen không dứt điểm sẽ rất có thể dẫn đến tình trạng tái phát bệnh. Sau đây là một vài gợi ý để giúp bạn ngăn ngừa chứng rụng tóc tái phát.

Nên hạn chế tạo áp lực mạnh lên tóc như giật tóc, kéo tóc, đội mũ, nón quá chật hoặc buộc tóc quá chặt.

Hạn chế tối đa việc dùng các loại máy uốn, éo hoặc tạo kiểu tóc

Bỏ hút thuốc lá là tốt 

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng vì nhiều khi có thể gây ra rụng tóc

Khi sử dụng dầu gội, xả nên đọc kỹ thành phần, dầu gội đó có chức năng gì, có phù hợp tóc hiện tại. Nên chọn các loại dầu gội dưỡng tóc hoặc dầu gội trị rụng tóc, kích thích mọc tóc và chăm sóc da đầu đồng thời. 

Tóm lại khi bị rụng tóc nội tiết tố androgen, tốt nhất là bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời. Để càng lâu sẽ càng gây ảnh hưởng đến việc điều trị và khiến người bệnh tự ti về ngoại hình.

Xem thêm:

Bài trước đó5 Cách Trị Rụng Tóc Và Ngứa Da Đầu Tại Nhà Cực Hay
Bài sauLàm Sao Để Không Bị Tóc Rụng Nhiều Khi Gội Đầu?