Bắp cải rất quen thuộc với chúng ta. Có người cho rằng ăn bắp cải không tốt, nhưng song song đó cắp cải vẫn tốt cho cơ thể. Vậy thì ăn rau bắp cải mang lại tác dụng gì đối với sức khỏe con người? Mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về loại rau này nhé!
1. Tìm hiểu chung về bắp cải
Bắp cải được tìm thấy ở Châu Âu tại các vùng thuộc Địa Trung Hải và theo một số tài liệu ghi chép thì bắp cải cũng đã có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại từ khoảng 3000 năm trước.

Tại Việt Nam, bắp cải đang được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và ở Tây Nguyên. Là loại rau có nguồn gốc từ vùng ôn đới, tùy thuộc vào giống mà nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa bắp cải sẽ là từ 1 -10 độ C, trong khoảng thời gian từ 15 – 30 ngày.
Bắp cải thuộc cây thân thảo (sống được tầm 2 năm), là loại thực vật có hoa, lá tạo thành một cụm có hình cầu đặc trưng. Nói một cách khác, lá bắp cải thường to và xếp ốp vào trong đểtạo thành khối cầu nặng.
Bắp cải có thể chịu được hạn, nước tốt hơn so với su hào và súp lơ là vì nó có bộ rễ chùm phát triển.
2. Giá trị dinh dưỡng có trong rau bắp cải
Bắp cải chứa ít thành phần Calo nhưng lại giàu các loại vitamin, khoáng chất khác. Cụ thể, trong một cốc (89gr) bắp cải xanh sống gồm có:
- Năng lượng: 22 calo
- Protein: 1gr
- Chất xơ: 2gr
- Vitamin K: 85% RDI
- Vitamin C: 54% RDI
- Vitamin B9: 10% RDI
- Vitamin B6: 6% RDI
- Canxi: 4% RDI
- Kali: 4% RDI
- Magiê: 3% RDI
- Mangan: 7% RDI
- Chất béo

Thuộc vào nhóm rau củ nên bắp cải được xem là không chứa chất béo, nếu có sẽ là với một lượng rất ít.
- Chất đạm trong bắp cải: tương tự chất béo, thành phần này cũng chỉ có lượng nhỏ không đáng kể.
- Vitamin và khoáng chất: Bắp cải có chứa nhóm các vitamin và khoáng chất cùng với lượng nhỏ chất sắt, vitamin B2 và vitamin A.
- Ngạc nhiên là chất chống oxy hóa cũng được tìm thấy như là: hợp chất nhóm polyphenol, các hợp chất lưu huỳnh cũng có trong bắp cải.
3. Phân loại bắp cải
Tùy theo điều kiện và thời tiết ở nơi trồng mà bắp cải có nhiều loại. Một số loại thường gặp và phổ biến ở nước ta như: Bắp cải xanh, bắp cải tím, bắp cải xoăn, bắp cải Savoy, bắp cải Tuscan và bắp cải tí hon,…
4. Bắp cải có tác dụng đối với cơ thể?
Với bảng thành phần dinh dưỡng khá đa dạng ở trên, bắp cải mang lại khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người như là:
4.1 Ăn bắp cải giúp bảo vệ cơ thể khi xạ trị bệnh ung thư
Chứa một hợp chất 3,3′-diindolylmethane (DIM), bắp cải đã được chứng minh là giúp làm tăng tỷ lệ sống sót ngắn hạn ở một số nghiên cứu trên động vật thiêng về bức xạ.
Trong một nghiên cứu của Đại học Georgetown trên loài chuột, chúng được tiêm một liều phóng xạ gây chết người. Một số con sẽ không được điều trị và nhóm con khác được điều trị bằng tiêm DIM hàng ngày đều trong 2 tuần.

Kết quả là tất cả những con chuột không được điều trị đều chết, nhưng có hơn 50% số chuột được tiêm DIM chúng vẫn sống sau 30 ngày.
Theo tìm hiểu, nhóm chuột được điều trị bằng DIM sẽ có số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu và tiểu cầu trong máu cao hơn, đây là điều mà xạ trị thường làm giảm đi. Vì vậy mà người ta cho rằng, DIM có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể để chống lại ung thư.
Qua các nghiên cứu này đã cho thấy, một hy vọng khác cho người mắc bệnh ung thư- được chỉ định phác đồ có DIM trong tương lai được xem như là một lá chắn sinh học nhằm được sử dụng để bảo vệ các mô khỏe mạnh trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư.
4.2 Rau bắp cải có khả năng ngăn ngừa ung thư
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra sulforaphane, cũng là một hợp chất chống ung thư tiềm năng khác có trong rau bắp cải lá. Nghiên cứu trong hơn 30 năm qua cũng đã liên tục chỉ ra việc tiêu thụ các loại rau họ cải đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư.
Ở cấp độ phân tử, sulforaphane bao gồm khả năng: giúp trì hoãn hoặc có thể giúp ngăn chặn ung thư ở các loại ung thư khác nhau như là: thực quản, khối u ác tính, tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Hơn nữa, sulforaphane còn cho khả năng ức chế enzym histone deacetylase (HDAC) có hại, có mối liên quan đến sự tiến triển của tế bào ung thư và được xem là một nhân tố đầy tiềm năng trong phác đồ điều trị ung thư sau này.

Không chỉ có sulforaphane, apigenin cũng đã được phát hiện trong bắp cải, có khả năng làm giảm kích thước khối u khi các tế bào ung thư vú khi được thí nghiệm bằng cách cấy vào chuột.
Các chất chống oxy hóa mạnh anthocyanin (tạo nên màu sắc rực rỡ cho các loại rau củ quả màu đỏ, tím). Trong phòng thí nghiệm, chất anthocyanin được chứng minh làm chậm sự tăng sinh tế bào ung thư, đồng thời còn giúp tiêu diệt các tế bào ung thư đã hình thành và giúp ngăn chặn hình thành các khối u mới.
Tuy nhiên, cho đến nay các chuyên gia vẫn còn tiếp tục nghiên cứu để xác định chính xác các tác dụng này có được chuyển sang phòng ngừa hoặc dùng để điều trị ung thư trên người hay không.
4.3 Tác dụng rau bắp cải – Tăng cường sức khỏe cho tim mạch
Chất anthocyanins trong bắp cải đỏ có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và chống lại bệnh ung thư cũng đã được chứng minh là có công dụng ngăn chặn tình trạng viêm (sẽ dẫn đến bệnh tim mạch).

Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cũng cho thấy, có mối liên quan giữa việc sử dụng các thực phẩm giàu flavonoid cho tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch sẽ thấp hơn. Ngay cả một lượng nhỏ thực phẩm giàu flavonoid cũng có thể mang lại nhiều lợi ích.
Hàm lượng polyphenol cao có ở loại rau này cho khả năng làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu và giảm huyết áp.
4.4 Bắp cải tốt cho hệ miễn dịch và tiêu hóa
Món dưa cải bắp, kim chi là hai cách chế biến rất thông dụng. Thực phẩm lên men chứa nhiều men vi sinh và các vi khuẩn lành mạnh để tạo ra một môi trường axit giúp bảo quản và tạo ra hương vị cho món; các enzym được tạo ra trong suốt quá trình lên men giúp cho các vitamin và khoáng chất được hấp thụ dễ dàng hơn.

Bắp cải chứa hàm lượng chất xơ và nước cao, cho khả năng ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, điều này rất quan trọng trong việc bài tiết chất độc qua mật và phân.
Chất xơ trong thực phẩm còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch, các tình trạng viêm nên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư, béo phì.
5. Khi sử dụng rau bắp cải, cần phải chú ý điều gì?

Một số chú ý sau đây sẽ giúp bạn có thể dùng bắp cải một cách hiệu quả, tốt cho cơ thể:
- Ăn bắp cải: cách này sẽ an toàn tuyệt đối
- Thoa lên da: có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng bắp cải thoa lên da trong thời gian ngắn. Số ít người cho thấy có cảm giác đau, bỏng rát khi đắp bắp cải lên da.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: dù chưa có đủ thông tin đáng tin cậy nhưng để đảm bảo an toàn, đối tượng này chỉ nên sử dụng bắp cải làm thực phẩm. Dùng lá bắp cải để đắp lên ngực giảm sưng, giảm đau do cho con bú. Cách này được xem là an toàn khi thực hiện nhiều lần trong ngày, dùng trong một hoặc hai ngày.
6. Tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng bắp cải
Có một số lo ngại về việc bắp cải dị ứng với các loại rau thuộc họ Brassicaceae/Cruciferae chẳng hạn như súp lơ, bông cải xanh và cải Brussels. Chúng có thể dị ứng với bắp cải.
7. Ai không nên sử dụng bắp cải?
Một số đối tượng như sau tốt nhất là không nên dùng bắp cải:
- Bắp cải có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu sử dụng người bệnh nên theo dõi lượng đường để phát hiện sớm nếu có các dấu hiệu hạ đường huyết.
- Suy giáp có thể là do bắp cải gây nên, tốt nhất là nên tránh ăn bắp cải.
- Loại rau này có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên có khả năng sẽ làm cản trở đến việc kiểm soát lượng đường sau quá trình phẫu thuật.
8. Hướng dẫn cách chọn mua bắp cải tươi ngon

Một số cách sau đây sẽ giúp bạn chọn được bắp cải tươi ngon:
– Nên chọn mua bắp có hình dáng tròn đều, tránh các bắp có hình dẹp hoặc bầu dục vì chúng sẽ bị xốp, không chắc. Lá vàng hay bị dập nát không nên chọn.
– Chọn bắp có màu xanh hơi đậm, nếu là bắp cải tím thì phải có màu tím đậm. Các bắp có màu trắng nhạt có thể đã bị già, cứng nhiều xơ và không ngon.
– Cầm bắp cải và thấy nếu hơi nặng, chắc tay thì đó là những bắp ngon, có kích thước không quá lớn, không quá nhẹ mà cũng không quá nặng.
9. Những món ăn được chế biến từ bắp cải

Tương tự như các loại rau khác, bắp cải có độ giòn đặc trưng, bạn có thể chế biến các món ngon và nhanh chóng như là: bắp cải luộc, hấp, xào và món canh bắp cải hấp dẫn. Nếu có thời gian bạn chế biến thêm các món ngon như bắp cải cuốn thịt, gỏi gà bắp cải, chả chay,…
Với những chia sẻ của chúng tôi về tác dụng của bắp cải, hi vọng sẽ giúp ích các bạn trong việc sử dụng trong đới sống thường ngày.
Xem thêm: Công dụng bất ngờ của nấm linh chi bạn không nên bỏ qua