Cây dừa – Đặc tính, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây dừa

272

Cây dừa không xa lạ với mọi người, nhưng để có thể hiểu rõ về cây dừa có lẽ không được nhiều người biết đến. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loại cây này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1. Đặc điểm cần biết về cây dừa 

Tên khoa học cây dừa là Cocos Nucifera, một loại thuộc thuộc họ cau (Arecaceae). Thân cây thẳng, cao lớn có thể cao tới 30m. Lá dừa có các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân lá dừa chính dài 4–6m; các thùy với gân cấp 2 có thể dài tới 60–90 cm; 

Đặc điểm cần biết về cây dừa 
Đặc điểm cần biết về cây dừa

Cho đến nay, nguồn gốc cây dừa vẫn chưa dừng nhiều tranh cãi, một số người cho rằng cây nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Châu Á và có người lại cho rằng cây dừa có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ.

Dừa được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới ẩm, đặc biệt phát triển  tốt trên đất pha cát và cho khả năng chống chịu mặn tốt. Đặc biệt là loài cây ưa thích nơi có nhiều nắng và lượng mưa trung bình cao.  

2. Công dụng từng bộ phận của cây dừa

Hầu hết tất cả các bộ phận của cây dừa đều có ích như là: sử dụng để làm nhà, các đồ thủ công mỹ nghệ, đũa, bàn, kệ và còn dùng để dệt thảm.

Ngoài ra, cây dừa còn cho quả tương đối nhiều nên nó có giá trị kinh tế đáng kể. Những công dụng của từng bộ phận cây dừa bạn có thể tham khảo:

2.1 Bộ phận xơ và vỏ dừa

Xơ là lớp vỏ bọc bên ngoài trái dừa, xơ dừa được sử dụng để làm nguyên liệu đốt than củi vì nó có khả năng bắt lửa rất tốt, cháy rất lâu. Đồng thời khói của xơ dừa còn được người đi biển hoặc đi rừng sử dụng để làm nguyên liệu để xua đuổi muỗi, côn trùng gây hại hiệu quả và rất an toàn.

Bộ phận xơ và vỏ dừa
Bộ phận xơ và vỏ dừa

Hiện nay, xơ dừa được xem là một nguồn nguyên liệu rất tốt tham gia vào quá trình sản xuất các mặt hàng gia dụng như: bàn chải, dây thừng, thảm hay ruột gối, đệm,… rất thân thiện với môi trường và cuộc sống của chúng ta.

2.2 Bộ phận gáo dừa

Giống như như xơ dừa, gáo dừa cũng được dùng làm nguyên liệu đốt cháy rất tốt, chúng cũng được ưa chuộng vì có khả năng cháy và bắt lửa nhanh. 

Bộ phận gáo dừa
Bộ phận gáo dừa

Hiện tại, gáo dừa đang được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính gáo dừa, than gáo dừa vì chúng có khả năng hấp thụ cực kỳ tốt, có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực lọc nước, khử mùi, hút ẩm,…

Bên cạnh đó, gáo dừa cũng được sử dụng để làm gáo múc nước, bát, và nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế rất cao. Thậm chí trong âm nhạc, gáo dừa cũng được dùng để sản xuất một số loại nhạc cụ như đàn gáo dừa, trống,… tạo ra những âm thanh tựa như tiếng vó ngựa.

2.3 Cơm dừa có công dụng gì?

Cơm dừa hay còn gọi là cùi dừa, là phần màu trắng bên trong vỏ dừa. Phần cơm dừa rất bổ dưỡng, có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc dùng để làm nước cốt dừa (sữa dừa) cho hương vị rất béo và ngậy.

Cơm dừa có công dụng gì
Cơm dừa có công dụng gì

Cùi dừa khô được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra dầu dừa, mứt dừa thường có mặt trong nhiều gia đình Việt vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Tại nhà hàng, cơm dừa còn được dùng để chế biến các món ăn hàng ngày ngon bổ như: kho thịt hoặc ăn kèm với bánh đa, làm kem,… tạo nên hương vị rất ngon.

2.4 Công dụng của nước dừa

Nước dừa nổi tiếng là một loại đồ uống giải khát, giàu chất dinh dưỡng đặc biệt được yêu thích. Có tác dụng giúp giải nhiệt, thải độc nên đặc biệt nhiều người dùng vào mùa hè. Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp chị em phụ nữ mang thai sở hữu được nhiều nước ối để hỗ trợ sinh con dễ dàng hơn.

Công dụng của nước dừa
Công dụng của nước dừa

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học thì nước dừa có chứa rất nhiều những chất có lợi cho cơ thể như là: đường, đạm, các chất chống oxi hóa và nhóm vitamin, cung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Thế nhưng, với hàm lượng Kali hiện diện trong nước dừa cũng rất dồi dào vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo người dùng không nên uống quá nhiều nước dừa trong một ngày, nên hạn chế uống khi lao động nặng, mồ hôi ra nhiều.

2.5 Dùng lá dừa để làm gì?

Lá dừa được biết là nguồn nguyên liệu được dùng để làm một số đồ. Đặc biệt, nó còn có công dụng trong việc lớp mái nhà hoặc là ken với nhau thành phên dùng để che thay cho tường nhà và chúng được sử dụng rất nhiều ở những vùng Tây Nam Bộ. 

Dùng lá dừa để làm gì
Dùng lá dừa để làm gì

Các gân lá dừa có độ cứng cao nên chúng thường được dùng để làm que xiên nướng thịt mang lại tính thẩm mỹ và an toàn cao. Ngoài ra, các chồi non ở trên ngọn cây dừa cũng có thể ăn được như một loại rau ăn.  

2.6 Thân dừa có công dụng gì?

Người ta thường dùng thân cây dừa (cừ dừa) sau khi thu hoạch để sử dụng vào các công trình thủy lợi. Cừ dừa có đặc tính ưa nước và bền, chắc nên được dùng để gia cố, đê, kè mương, đập,…

Thân dừa có công dụng gì
Thân dừa có công dụng gì

Thân dừa cao lớn nên rất phù hợp để làm đồ nội thất trang trí hoặc là để dựng nhà ở. Gỗ dừa còn được xem như là loại gỗ phổ biến được dùng để thay thế các loại gỗ quý hiếm. Phần củ hũ dừa bên trên thân cây (gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài của lá, cuống lá) cũng là món ăn rất được ưa thích.

2.7 Công dụng từ rễ dừa

Rễ cây dừa bỏ đi? Không, phần rễ được dùng như là một nguồn nguyên liệu rất hữu ích. Được dùng làm thuốc nhuộm, bằng cách đập dập rễ ra thành từng miếng, đun sôi để tạo màu. Ngoài ra, rễ cây dừa còn là nguyên liệu để sản xuất một số loại thuốc điều trị bệnh lỵ và tiêu chảy.

Công dụng từ rễ dừa
Công dụng từ rễ dừa

3. Những lợi ích sức khỏe mà cây dừa mang lại

Không chỉ có nhiều ứng dụng trong đời sống, cây dừa còn mang lại một số lợi ích đối với sức khỏe. Theo đông y, nước dừa có vị ngọt ấm, không độc được dùng để tăng cường khí lực, giải nhiệt, cầm máu,… Ví dụ như:

  • Bị khản tiếng: Dùng một cốc dừa non. 8g rau má xay rồi vắt lấy nước cốt, sau đó pha với nước dừa rồi uống.
  • Bệnh kiết lỵ cấp tính: 50g rau má, nước dừa tươi 1 quả cũng pha như cách trên.
  • Nôn mửa: 2 chén nước dừa, 1 chén rượu nho và 10 giọt nước gừng rồi trộn đều để uống
Bài thuốc chữa nôn mửa từ nước dừa
Bài thuốc chữa nôn mửa từ nước dừa
  • Viêm thận phù nề: Nước rễ cỏ tranh, nước dừa, cùng với nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30g và trộn đều uống.

Ngoài ra, nước dừa còn mang lại công dụng giúp khử độc hại của rượu, trị chứng cảm, bôi trơn các khớp, suy dinh dưỡng, hay hoại tử ruột do bệnh thương hàn,…

4. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dừa

Nếu bạn muốn trồng dừa nhanh tốt hãy tham khảo kỹ thuật sau đây:

4.1 Chọn đất

Dừa là cây rất dễ trồng nên nó không kén đất. Cây có thể sống và cho năng suất tốt ở đất có độ cao cách mặt biển dưới 600 mét; thích hợp nhất là trồng trên đất phù sa, đất cát pha và đất có nhiều hữu cơ nhưng đặc biệt là đất có hàm lượng kali dồi dào và tầng canh tác dày ít nhất là 0,5 mét.

4.2 Chuẩn bị đất trồng cây dừa thế nào?

Chuẩn bị đất trồng cây dừa
Chuẩn bị đất trồng cây dừa

Tùy vào loại đất trồng mà bạn lưu ý:

4.2.1 Đối với đất ruộng

Trước khi tiến hành lên liếp trồng dừa, bạn nên gom lớp đất mặt ruộng và dùng để đắp mô trồng có kích thước mô: chiều rộng có đường kính ít nhất 01 mét; Chiều cao cây tùy vào địa hình của đỉnh triều cường mỗi năm sao cho đỉnh mô cách đỉnh triều cường là ít nhất 0,5 mét. Sau đó lên liếp hoặc có thể trồng dừa xen lúa khoảng 2 năm sau lên liếp cũng ổn nếu muốn lấy ngắn nuôi dài.

4.2.2 Đối với đất vườn cũ

Trước khi trồng bạn nên dành thời gian để gom lớp đất trên mặt để vun thành mô, nếu đất thấp thì cần vun cao như đất ruộng và nếu liếp cao rồi bạn không cần vun cao mà tìm cách sao cho cây không bị úng trong mùa mưa là đạt. Riêng kích cỡ mô thì nên giống như đất ruộng.

4.2.3 Đối với đất miền Đông Nam bộ

Cần đào hố có kích thước 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m, mục đích là để tiết kiệm nước cho cây hấp thu.

4.2.4 Khoảng cách trồng

Đối với dừa xiêm trồng 5m x 5m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc hình vuông. Với các nhà chuyên môn, trồng dừa xiêm để cho năng suất cao bạn nên trồng với khoảng cách 5m x 6m, trồng theo kiểu hình nanh sấu, vì như vậy sẽ tạo điều kiện tốt cho cây hấp thu đủ lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp và tạo ra hàm lượng chất hữu cơ.

4.2.5 Bón lót

Sau khi đã chuẩn bị mô cũng với hố để trồng. Trước khi xuống giống cây từ 15-20 ngày, nên tiến hành bón lót mỗi mô: phân hữu cơ từ 20-30 kg + 100g super lân + 200gram kali và trộn đều tất cả rồi lấp kín lại bằng mặt mô.

4.2.6 Đặt cây con

Xong giống và đất trồng, bạn đặt cây con trên mô hoặc hố trồng:

Đào một hố tương đương với kích cỡ của size trái dừa giống sẽ trồng xuống hố. Cây giống nếu ươm trong bầu nilon thì bạn lấy dao bén cắt đáy bầu, rồi đặt bầu vào hố đã đào. Tiếp theo là kéo túi bầu lên khỏi thân cây và lấp đất lại cho bít trái là đạt. 

Nếu như chọn cây giống cao quá 0.8 mét thì bạn nên cắm cây cột giữ cho chặt để tránh gió làm lung lay gốc, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Không nên đặt trái xuống quá sâu sẽ làm cây chậm phát triển. Cũng không nên đặt trái quá cạn, vì khi lấp đất không bít trái sau này gốc cây sẽ bị phình to.

Đối với giống ươm ở ngoài đất, khi bứng cây lên bạn nên xử lý trái dừa giống trước khi trồng, bằng cách: cắt tất cả rễ cho sát trái, và để kích thích cho cây phát triển bộ rễ mới nhanh hơn, nếu như bạn để nguyên không cắt rễ sẽ chờ thời gian cho bộ rễ cũ thối đi thì cây mới phát triển bộ rễ mới ít nhất 20-30 ngày.  

5. Cách chăm sóc cây dừa đúng cách

Cách chăm sóc cây dừa đúng cách
Cách chăm sóc cây dừa đúng cách

Có 2 thời kỳ bạn cần chăm sóc cây dừa như sau:

5.1 Thời kỳ cơ bản (cây từ 1-3 năm tuổi)

Cây con rất cần nước, vì vậy để có thể giữ đủ ẩm cho cây bạn nên dùng rơm, rạ, cỏ khô để tủ gốc cây trong mùa nắng; khoảng 2-3 ngày lại tưới cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc. 

Bón phân theo hướng dẫn khi mua phân bón, cơ bản là nên bón cho cây mỗi gốc 0.5kg phân NPK lần đầu tiên 15-15-15,… Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm bạn nên đắp thêm đất vào mô để tạo điều kiện cho rễ phát triển (ở trên đất ruộng), hoặc dùng bồi bùn mỗi năm 1 lần vào đầu mùa nắng và phân bón.  

5.2 Thời kỳ kinh doanh

Giai đoạn này cây dừa đã cho trái ổn định và bắt đầu đi vào thời kỳ kinh doanh thì bạn lại càng chăm sóc cây cẩn thận, nên tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn để cây dừa cho năng suất cao và ổn định.

6. Phòng tránh sâu bệnh gây hại cho cây dừa như thế nào?

Cây có thể dễ sống như không vì vậy mà không có sâu bọ, bạn cũng nên đề phòng một số loại như sau: 

6.1 Bọ dừa

Cả thành trùng và ấu trùng chúng đều gây hại trên lá dừa non chưa bung ra, phá hoại bằng cách cạp vào biểu bì trên mặt lá theo từng hàng song song với gân chính, nặng hơn rất có thể làm cây chết.

Phòng tránh bọ dừa gây hại cho cây dừa như thế nào
Phòng tránh bọ dừa gây hại cho cây dừa như thế nào

Sử dụng các loại thuốc hóa học như: Fastac,  Actara, Sumicidine,… liều lượng theo hướng dẫn có in trên bao bì, phun đều lên bó đọt non của cây.  

6.2 Kiến vương

Chỉ có thành trùng là phá hại dừa. Chúng đục phá phần mô mềm ở cuối bẹ lá, rồi cắn phá đọt non, cắn phá hoa dừa lúc chưa trổ làm cho lá bị rách, hoa bị hư và đỉnh sinh trưởng phát triển cong queo, khi chúng đã ăn hết đỉnh sinh trưởng cây sẽ chết. 

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, các vườn dừa trẻ nên trồng xen với các cây ngắn ngày, các cây họ đậu, cây ca cao, …để có thể hạn chế tầm bay của chúng.

6.3 Đuông dừa

Đuông dừa chỉ gây hại ở giai đoạn là ấu trùng. Thành trùng sẽ đẻ trứng vào các lỗ đục của kiến vương, ở các vết thương trên cây và  còn đẻ trứng dưới gốc dừa, tấn công phần gốc.  

Nên hạn chế tối đa việc gây ra các vết thương trên thân dừa, hoặc là để cây bị gây hại từ loài kiến vương. Nên tăng cường xen canh hợp lý  để làm giảm khả năng gây hại của đuông.

6.4 Bọ xít trái Amblypelta sp

Làm rụng trái non và dừa mủ. Cả thành trùng, ấu trùng đều chích hút nụ hoa, trái non, sau đó còn tiết ra độc tố vào vết chích. Nếu như chúng chích vào giai đoạn trái vừa thụ phấn sẽ làm cho trái non rụng, nếu chích khi trái lớn hơn thì vùng mô xung quanh vết chích trên trái sẽ bị hoại thư để trở thành trái dừa bị sẹo nhăn nheo, dễ bị chảy mủ ra ngoài mà người trồng hay gọi là dừa mủ.

Cần vệ sinh vườn trồng thông thoáng, trồng đúng khoảng cách và nên nuôi kiến vàng trong vườn dừa vì chúng có thể tấn công bọ xít.

6.5 Chuột dừa

Là loài gặm nhấm nên chúng cắn phá dừa với mục đích để răng mòn không mọc ra dài được, thêm nữa là để ăn cơm dừa và uống nước. Trái dừa bị chuột khoét thường bị rụng khi bị chúng cắn thủng gáo. 

Có một phương pháp rất hiệu quả là bọc thiếc quanh thân cây để chuột không leo lên cây được để bảo vệ được các trái dừa ở trên cây.

Ngoài ra còn có các bệnh khá phổ biến như: Bệnh đốm lá, Bệnh thối đọt, bệnh nứt rụng trái non,…

7. Nên khai thác và bảo quản cây dừa sao cho đúng cách?

Chỉ nên khai thác với những cây cừ dừa có tuổi thọ cao, có dấu hiệu sâu bệnh nặng để thay bằng những lứa cây non để đảm bảo năng suất.

Cây dừa thuộc loài cây thân gỗ nên rất dễ bị những sâu bọ cắn phá. Sau khi khai thác nhà vườn trồng luôn áp dụng các phương pháp bảo quản cũng như phun thuốc phòng chống sâu cắn phá. Với những kiến thức trên của chúng tôi hy vọng bạn đọc và quý khách hàng hiểu thêm được nhiều điều về loại cây này nhé!

Xem thêm: Ăn rau bắp cải mang lại tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Rate this post
Bài trước đóĂn rau bắp cải mang lại tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Bài sau12 tác dụng bất ngờ của cây cỏ mực (nhọ nồi) đối với sức khỏe