Công dụng bất ngờ của nấm linh chi bạn không nên bỏ qua

356

Công dụng của linh chi là gì? Là loại nấm thảo dược có công hiệu nâng cao thể chất và tính thích ứng của cơ thể trong thuốc Y học cổ truyền. Bên cạnh các vị thuốc quý Nhân sâm, nấm Linh chi cũng được biết đến ngày càng phổ biến và rộng rãi với tính năng hỗ trợ điều trị bệnh tật. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm về công dụng của loại nấm này nhé!

1. Thành phần hóa học của nấm linh chi

Trong nấm được tìm thấy thành phần Polysaccharides, có khả năng hỗ trợ miễn dịch, giúp giải độc cơ thể và làm tăng tổng hợp DNA, RNA. Hơn nữa, trong Linh chi có chứa Polysaccharides ức chế tế bào ác tính.

Thành phần hóa học của nấm linh chi
Thành phần hóa học của nấm linh chi

Bên cạnh đó, linh chi còn chứa các hoạt chất khác như: Acid ganodenic (giảm đau, giải độc gan và ức chế tế bào ác tính); Adenosin (an thần, hạ cholesterol trong huyết thanh và ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện hệ tuần hoàn); Lactone A (làm giảm cholesterol máu); Acid oleic (kháng histamin chống dị ứng); Cellolose (Hạ cholesterol giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, nhuận tràng, ổn định đường huyết) và Protein giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra trong nấm Linh chi có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như: Phospho, Canxi, Kali, Nhôm, Vàng, Clo, Đồng, Sắt, Kẽm…

2. Nấm linh chi có công dụng gì đối với sức khỏe?

Linh chi được biết đến với công hiệu nâng cao thể chất, khả năng thích ứng của cơ thể và điều chỉnh cân bằng sinh lý bên cạnh việc nâng cao khả năng kháng khuẩn giúp phục hồi sức khỏe. 

Một số công dụng được biết đến nhiều nhất như sau:

2.1 Nấm linh chi có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư

Linh chi có công dụng nâng cao khả năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Người đang điều trị ung thư sử dụng Linh chi kết hợp cùng với các loại thuốc điều trị sẽ giúp làm giảm phản ứng phụ của hóa trị, xạ trị, giúp ăn uống ngon miệng và cho giấc ngủ ngon hơn. 

2.2 Dùng nấm linh chi giúp hỗ trợ chữa các bệnh về tim mạch

Ngoài các công dụng điều trị các bệnh Tâm khí hư, Tâm dương hư, cải thiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ…linh chi làm giảm kết tập tiểu cầu và giúp phòng ngừa xơ vữa mạch máu. 

Dùng nấm linh chi giúp hỗ trợ chữa các bệnh về tim mạch
Dùng nấm linh chi giúp hỗ trợ chữa các bệnh về tim mạch

Độ kết dính của mạch máu tăng cao là do hàm lượng cholesterol  tăng và khả năng hòa tan của máu giảm. Linh chi giúp làm giảm độ kết dính của máu bằng cách làm tăng lipoprotein mật độ cao và dần  chuyển hóa hòa tan, đào thải cholesterol mật độ thấp. Vì vậy mà Linh chi giúp ổn định bệnh lý tim mạch rất tốt. 

2.3 Nấm linh chi tốt cho hệ thần kinh

Chính vì có khả năng giúp làm máu huyết lưu thông nên Linh chi cũng có khả năng giúp cải thiện chứng mất ngủ, cải thiện tinh thần sa sút, trí nhớ và giảm đau đầu, nặng đầu.

2.4 Công dụng nấm linh chi – Trị bệnh hen suyễn

Linh chi gây ức chế tế bào thượng bì phế quản, phóng thích tổ chức amin và làm giãn cơ trơn phế quản giúp tiêu trừ phản ứng quá mẫn.

Công dụng nấm linh chi - Trị bệnh hen suyễn
Công dụng nấm linh chi – Trị bệnh hen suyễn

2.5 Nấm linh chi có công dụng chữa bệnh viêm gan

Viêm gan được biết là căn bệnh do virus và có thể do nguyên nhân khác tấn công vào tế bào gan và làm tổn thương chức năng gan.

Linh chi có tác dụng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, làm ức chế virus có hại tấn công tế bào gan, sau đó có công dụng phục hồi tổ chức gan bị tổn thương và dần cải thiện chỉ số men gan đồng thời tăng khả năng thải độc cho gan mật.

2.6 Sử dụng nấm linh chi có thể làm giảm tóc rụn

Linh chi giúp giảm bệnh rụng tóc thông qua điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể, khiến chức năng sinh lý nang lông ở biểu bì vùng đầu được phục hồi, cải thiện được chứng rụng tóc, giảm mệt mỏi, giảm đau đầu chóng mặt.

Sử dụng nấm linh chi có thể làm giảm tóc rụn
Sử dụng nấm linh chi có thể làm giảm tóc rụn

2.7 Các tác dụng khác của nấm linh chi

Là thảo mộc giúp nâng cao miễn dịch cơ thể, nên đối với các loại bệnh có nguyên nhân gây ra là do khả năng miễn dịch giảm hay do chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể suy giảm thì việc sử dụng Linh chi được cho thấy là có hiệu quả.

Linh chi có công dụng hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là ở giai đoạn giúp bệnh nhân sau hóa trị, xạ trị. Dùng loại nấm này để phối hợp với việc điều trị sẽ cải thiện hồng cầu, bạch cầu và huyết sắc tố. Linh chi còn giúp khử các gốc tự do để bảo vệ màng tế bào để có thể phòng ngừa di căn cơ quan khác.

Được biết là loại nấm thảo dược còn hiệu quả với người bệnh tiểu đường. Linh chi giúp tăng lượng máu đến tuyến tụy, đồng thời làm tăng lượng insulin tiết ra từ tụy để hỗ trợ, giúp bệnh nhân tiểu đường giảm có thể đường huyết, đường niệu.

Linh chi có công dụng cải thiện tuần hoàn ở da, khử gốc tự do ở da để phát huy khả năng làm nhuận da, mịn da. Và đặc biệt là loại nấm này còn có thể giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp mạn.

3. Hướng dẫn liều dùng nấm linh chi để đạt hiệu quả tốt nhất

Tuy là một dược liệu quý hiếm có công dụng bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng không vì vậy mà được sử dụng bừa bãi. Phần lớn người dùng cần phải tìm hiểu để biết được liều lượng đủ để sử dụng thích hợp. Ở mỗi thể trạng, cơ thể khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau. Liều dùng linh chi sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tuổi tác
  • Hình thái của nấm khi muốn sử dụng
  • Độ tuổi của linh chi
  • Sức khỏe các nhân khi muốn sử dụng nấm ở tình trạng nào.
Hướng dẫn liều dùng nấm linh chi để đạt hiệu quả tốt nhất
Hướng dẫn liều dùng nấm linh chi để đạt hiệu quả tốt nhất

Theo nghiên cứu các nhà khoa học đã khuyến cáo người dùng có thể tham khảo lượng uống mỗi liều / ngày như sau:

  • Nấm khô dạng thô: từ 1.5 – 9 g 
  • Linh chi tán nhuyễn: 1 – 1.5 g 
  • Dung dịch linh chi: 1 ml

Nấm linh chi có khá nhiều hình thái cho người dùng. Tuy nhiên với dạng nấm thô còn nguyên cây được cho là khá khó để sử dụng đúng. Vì vậy mà phần lớn người dùng chọn linh chi ở dạng chiết xuất hoặc đã qua tinh chế. Phổ biến hơn hết là dung dịch hoặc dạng bột hay dạng viên.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng nấm linh chi

Khi mới sử dụng, có thể người dùng khó có thể cảm nhận được phản ứng phụ của nấm linh chi trên cơ thể. Nhưng sau 3 – 6 tháng, loại thảo dược này sẽ dần có thể cho thấy các dị ứng trên da, có thể dẫn đến bị bị khô da và làm ảnh hưởng đến một số cơ quan như: miệng, họng và mũi. 

Ngoài ra còn có các biểu hiện dị ứng có thể có là: Chóng mặt, mẩn ngứa phát ban, thường đau nhức đầu, khó chịu ở dạ dày, chảy máu cao và còn đi ngoài ra máu. 

Tác dụng phụ khi sử dụng nấm linh chi
Tác dụng phụ khi sử dụng nấm linh chi

Với người có huyết áp quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ tăng nguy cơ gặp rủi ro khi sử dụng. Nếu người đang điều trị đái tháo đường, có thể sẽ gây ra rối loạn hệ thống miễn dịch… nên chú ý khi kết hợp dùng với nấm linh chi. Đồng thời, nếu số lượng tiểu cầu của cơ thể thấp sẽ có nguy cơ gia tăng xuất huyết khi dùng nấm liều cao. 

Với thai phụ và mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ không được khuyến khích sử dụng nấm linh chi. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có chứng minh về mối nguy hại, dù vậy để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con, chúng tôi khuyên bạn là đừng nên nên sử dụng, ngoại trừ đã có chỉ định từ bác sĩ để có cách dùng và liều lượng phù hợp. 

Xem thêm: Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Cách dùng, bài thuốc trị bệnh hữu ích

Bài trước đóHà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Cách dùng, bài thuốc trị bệnh hữu ích
Bài sauĂn rau bắp cải mang lại tác dụng gì đối với sức khỏe con người?