Từ lâu, trà sữa luôn là cái tên “hot” trong danh sách thức uống yêu thích của các bạn trẻ Việt Nam. Khó ai có thể cưỡng lại hương vị ngọt mát, đi kèm các topping hấp dẫn khi nhâm nhi trà sữa trong lúc “chém gió” với bạn bè. Nhưng đằng sau đó là các nguy hiểm do tác hại của trà sữa mang lại.
Với một chút béo của sữa pha thêm một chút đắng của trà sữa kết hợp hài hòa với những công thức riêng củ mỗi cửa hàng đã tạo ra thức uống yêu thích thu hút nhiều giới trẻ . Có không ít người thừa nhận mình đã “nghiện” loại thức uống này bởi hương vị hấp dẫn của nó. Tác hại của trà sữa rất đáng sợ nếu bạn bị ” nghiện“

Các Thành Phần Chính Làm Giới Trẻ “Nghiện”
Trà
Trà được dùng để pha chế trà sữa thường là trà đen, trà xanh, trà ô long. Thực tế là để tăng hương vị cho trà nhằm thu hút người tiêu dùng, người bán thường tẩm thêm các hương liệu vào trà như hương sen, hương nhài, hương bạc hà…
Những loại hương liệu này thường chứa các hóa chất độc hại có nguồn gốc hữu cơ như: penzylacetat, P – dimethoxy penzin… gây hại cho sức khỏe người dùng.
Sữa
Để kích thích khẩu vị và gia tăng lợi nhuận, người bán trà sữa thường sử dụng kem béo thay cho sữa tươi. Kem béo chứa rất nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể khiến người dùng gặp các vấn đề về sức khỏe như: tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt.
Hạt trân châu nguyên nhân gây ra tác hại của trà sữa
Hạt trân châu chứa rất nhiều năng lượng nhưng lại thiếu hụt gần như hoàn toàn các vitamin, khoáng chất thiết yếu và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào. Lượng trân châu trong một cốc trà sữa có thể cung cấp tới 100 calo. Đây là thành phần chính gây ra tác hại của trà sữa.
Đường
Bạn có biết trong 1 ly trà sữa có thể chứa đến 50g đường.
37,5g/ngày (tương đương với 9 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 150 calo) đối với nam giới.
25g/ngày (tương đương với 6 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 100 calo) đối với nữ giới.
Các thành phần khác
Để làm đa dạng thêm lựa chọn cho các thực khách “nghiện” loại thức uống này, người bán không ngừng bổ sung thêm nhiều thành phần cho trà sữa như: thạch, pudding trứng, kem phô mai, ca cao, kem tươi, bánh plan… Đây là những nguồn thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít dưỡng chất gây ra các tác hại của trà sữa.
Bí Mật Về Thành Phần Trân Châu
Với thông tin hạt trân châu trong những ly trà sữa thơm ngon được làm từ… đế giày da và lốp xe cũ được lan truyền nhanh chóng. Dư luận lại một lần hoang mang trước món thức uống yêu thích này.
Thông tin trân châu làm từ chất “lạ” lan truyền nhanh chóng trên mạng. Tại Việt Nam, không ai dám chắc có hay không những sản phẩm chứa chất độc hại như trà sữa trân châu nêu trên. Trước kiểu người bán thì “mập mờ”, người mua thì “tặc lưỡi”, để bảo vệ mình, chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm và tác hại của trà sữa trân châu để người dùng cân nhắc trước khi sử dụng.

Những Tác Hại Của Trà Sữa Ra Sao ?
Thiếu hụt dinh dưỡng
Thức uống yêu thích trà sữa có thể gây ra bệnh béo phì nhưng cơ thể mập mạp lên không có nghĩa là do nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Sữa ở trong “trà sữa” ít canxi, vitamin A, B và D cũng như đạm so với sữa thông thường. Chính vì thế, thức uống này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Do đó, các học sinh cần phải đặc biệt lưu ý đến tác hại này của trà sữa tới quá trình phát triển. Trà không còn giúp chống lại bệnh về tim mạch do các protein casein của sữa, ngược lại, trà cũng khiến canxi trong sữa bị đào thải nhanh, cơ thể không kịp hấp thụ.
Góp phần tiêu diệt “tinh binh; gây tổn thương gan, thận
Theo các nhà khoa học, không chỉ với đàn ông, phụ nữ khi nạp nhiều axit béo chuyển hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hợp thành của hormone giới tính, dẫn đến kinh nguyệt không đều và nguy cơ sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Tuy nhiên, nếu thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống quá nhiều sẽ là gánh nặng cho gan, thận. Đây là một tác hại của trà sữa rất nguy hiểm cho con người.
Gây ngạt thở
Vào tháng 8 năm 2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, bé gái 11 tuổi tử vong vì hạt trân châu có trong trà sữa mắc vào đường thở gây ngạt. Việc trẻ dùng ống hút hút thật mạnh hạt trân châu hay các thực phẩm có dạng hạt làm bằng bột dẻo dễ khiến chúng lọt vào thanh quản, gây ngạt thở. Do đó, nếu cho trẻ uống trà sữa trân châu, bạn không nên cho trẻ dùng ống hút mà hãy thay thế bằng thìa.
Béo phì tác hại của trà sữa cơ bản nhất

Trà sữa chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì bởi lượng đường và calo vô cùng lớn. Thành phần của trà sữa chính là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia, ép cơ thể phải hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, dẫn tới tăng cân nhanh. Trong đó, đường cô đặc là loại phụ gia thực phẩm vô cùng độc hại với các thành phần như chì, thủy ngân hay thạch tín.
Ngộ độc
Bên cạnh những tác hại của trà sữa kể trên, thói quen uống nhiều còn gây ra một số hệ quả khôn lường khác. Nếu vô tình uống phải trà sữa chế biến không hợp vệ sinh với nguyên liệu kém chất lượng sẽ có nguy cơ ngộ độc. Vì vậy các bạn trẻ cần hạn chế uống trà sữa không rõ nguồn gốc.
Vậy Bí Kíp Giúp “Team Nghiện Trà Sữa” Uống Ngon Mà Không Lo Ảnh Hưởng Sức Khỏe?
Chọn các cơ sở uy tín là cách tốt nhất giảm tác hại của trà sữa
Những sản phẩm trà sữa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể chứa chất gây hại sức khỏe. Lựa chọn trà sữa từ các cơ sở có thương hiệu rõ ràng, nguồn gốc nguyên liệu đã được kiểm duyệt sẽ giúp bạn tránh khỏi những sản phẩm kém chất lượng.
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng kiểm tra được những thông tin này thông qua các phương tiện truyền thông hoặc ngay tại các cơ sở trà sữa.
Không uống ngay khi vừa ăn no
Uống trà sữa ngay sau khi ăn có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề tiêu hóa. Do trà xanh có trong chúng có thể gây rối loạn hấp thụ protein của cơ thể.
Hơn nữa, việc uống quá nhiều trà sữa sau khi ăn no có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Lúc này, bạn hãy lưu ý uống chúng sau khoảng 1 – 2 tiếng để tránh gặp tình trạng trên.
Chọn cốc size nhỏ thay vì lớn

Với những tín đồ mê trà sữa thì đây chắc hẳn sẽ là gợi ý rất cần thiết. Bởi việc lựa chọn size nhỏ thay vì lớn sẽ giúp bạn hạn chế uống chúng quá nhiều. Ngoài ra, giảm bớt tần suất uống chúng cũng rất cần thiết để hạn chế tình trạng dư thừa đường gây hại sức khỏe đó.
Giảm bớt lượng đường giảm bớt tác hại của trà sữa
Thường xuyên uống trà sữa sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường. Dư thừa đường có thể gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, béo phì… Bởi vậy, giảm bớt lượng đường trong trà sữa khi uống sẽ giúp hạn chế tình trạng trên. Thay đổi thói quen nhỏ này sẽ giúp bạn uống trà sữa an toàn hơn.
Nên chọn uống với một loại topping duy nhất
Uống trà sữa mà không kèm với topping là một sự thiếu sót lớn đối với dân nghiện trà sữa đúng điệu. Một ly trà sữa có thể kết hợp với hàng tá loại topping từ trân châu cho đến các loại hạt, thạch trái cây.
Tuy nhiên, để uống một cách có lợi cho sức khỏe thì khuyên các bạn nên dùng trà sữa kèm với chỉ một loại topping duy nhất. Uống nhiều loại topping cùng lúc sẽ gây phản ứng khó tiêu do quá nhiều thành phần trong nhiều loại topping đó.
Ngoài ra topping như trân châu, thạch trái cây, pudding chứa nhiều chất béo, chất tạo màu thực sự có hại cho sức khỏe.
Kết Luận
Một ly trà sữa trân châu có thể không có tác động đến sức khỏe, nhưng nó sẽ tích tụ dần trong cơ thể con người nếu như bạn dùng liên tục.
Hãy đảm bảo sức khỏe tốt cho chúng ta nên chọn trà sữa đảm bảo các tiêu chí như chế biến tại các cửa hàng uy tín, sử dụng loại nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sử dụng loại ít đường hoặc không đường, sử dụng sữa tươi để pha trà sữa, không phải sữa đặc hay kem béo.
Chỉ cần mình thực hiện đúng cách bạn có thể dùng thức uống yêu thích này và đẩy lùi mọi tác hại của trà sữa cho bản thân.