Các Bước Skincare Cho Da Mụn

26749

Các bước skincare cho da mụn mỗi ngày sao cho đúng- các nốt mụn luôn là nỗi ám ảnh của mọi cô gái. Mụn cũng chính là một trong những biểu hiện rằng da bạn đang trong tình trạng nhạy cảm và lúc này cần có một chu trình chăm sóc da mụn cẩn thận mới có thể giải quyết được.

Blog đẹp khỏe sẽ chia sẻ với các bạn các bước skincare cho da mụn rất đơn giản, giúp những chị em có làn da nhạy cảm dễ bị mụn có thể mong chóng sạch mụn và tránh mụn tái phát.

Nếu bạn đang bị mụn và tìm kiếm sản phẩm trị mụn hiệu quả dành cho bạn, thì hãy xem sản phẩm đặc trị mụn thiên nhiên này nhé.

drmaitrimun

thanh phan dr mai

thuy dung dr mai

Ngay hôm nay, Ưu đãi bộ sản phẩm chỉ còn 510k

Đặt hàng qua Zalo và Hotline 0789 341 143

Các bước skincare cho da mụn

Da dầu mụn là một trong những làn da khó chiều, và cần chăm sóc cẩn thận nhất nếu không sẽ khiến những nốt mụn xấu xí xuất hiện ngày càng nhiều trên khuôn mặt. Chăm sóc da là một quá trình dài, cần được thực hiện các bước Skincare đúng cách, khoa học làn da của chúng ta sẽ khỏe lên trông thấy, lượng mụn giảm hẳn.

Bước 1: Tẩy trang

Các bước skincare cho da mụn

Một quá trình Skincare đúng cách sẽ gồm 3 phần: Làm sạch, đặc trị mụn và dưỡng da.
Da không được làm sạch đúng cách chính là nguyên nhân hang đầu gây nên tình trạng mụn. Bụi bẩn có trong lỗ chân lông sẽ khiến mụn xuất hiện nhiều hơn, đồng thời lỗ chân lông to.

Tẩy trang là bước đầu tiên trong các bước Skincare cho da mụn. Một suy nghĩ sai lầm của là nếu không không điểm sẽ không cần tẩy trang. Tuy nhiên, dù không trang điểm, hàng ngày bạn vẫn phải sử dụng kem chống nắng. Nên tẩy trang vẫn là một bước cần thiết.

Hiện nay, tẩy trang được phân loại thành 3 loại: Nước tẩy trang, dầu tẩy trang và sáp tẩy trang. Nước tẩy trang phù hợp với những bạn makeup nhẹ hoặc chỉ sử dụng kem chống nắng. Dầu và sáp tẩy trang phù hợp với những bạn makeup đậm có nhu cầu làm sạch sâu.

Bước 2: Rửa mặt với sữa rửa mặt

Các bước Skincare cho da mụn

Làm sạch mặt với sữa rửa mặt là một bước không thể thiếu của bất kì ai. Với da mụn, các bạn chú ý rửa mặt cũng với sữa rửa mặt 2 lần: 1 lần vào buổi sáng và 1 vào buổi tối. Đối với da mụn, nên chọn những loại sữa rửa mặt lành tính, không chứa xà phòng, không chứa parabens để không làm da bị kích ứng hoặc làm mất độ cân bằng pH trên da. Để làm sạch sâu, các bạn có thể sử dụng máy rửa mặt hoặc miếng silicon rửa mặt.

Bước 3: Toner

Các bước skincare cho da mụn

Toner hay còn gọi là nước hoa hồng- nước cân bằng. Sau khi rửa mặt, sử dụng toner để lấy đi những bụi bẩn cuối cùng còn sót lại trên da đồng thời cân bằng lại độ pH cho da mặt. Toner cũng giúp cải thiện tình trạng lỗ chân lông to. Đối với da mụn, các bạn hãy chú ý chọn những loại toner không chứa cồn để không làm cho làn da đầu mụn bị kích ứng.

Toner là bước thứ 3 trong các bước skincare cho da mụn, sau khi sữa rửa mặt tẩy da chết và trước các bước dưỡng.

Bước 4: Kem đặc trị/ Serum

cham soc da mun bang serum

Nhằm giảm thiểu tình trạng mụn cũng như ngăn chặn mụn lây lan sang các vùng khác, chúng ta có thể sử dụng serum hoặc thuốc chấm mụn. Hiện nay có rất nhiều loại serum phù hợp với từng nhu cầu.

Các loại serum dưỡng ẩm, phục hồi, serum trị thâm hoặc serum trị mụn. Các loại serum chống lão hóa hay những loại kem trị mụn hỗ trợ làm mụn nhanh xẹp, không sưng đỏ và không để lại thâm. Khi sử dụng serum cần chú ý quá trình bảo quản để serum phát huy tối đa tác dụng của nó.

Bước 5: Kem dưỡng ẩm

duong da mun bang kem duong am

Da càng bị thiếu độ ẩm thì sẽ càng đổ nhiều dâu để bù đắp lượng ẩm cần thiết. Chính vì vậy dưỡng ẩm cũng là bước quan trọng không thể thiếu da da dầu mụn. Kem dưỡng ẩm cung cấp độ ẩm cho da, khiến da không bị khô ráp. Da cần đủ độ ẩm để trở thành một làn da khỏe mạnh, căng bóng mịn màng.

Những bước dưỡng da thêm

Tẩy da chết 2-3 lần/tuần
Những tế bào da chết trên bề mặt da khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp. Những tế bào da chết này cần được lấy đi để những tế bào mới được sản sinh. Hiện nay có 2 loại tẩy da chết là tấy da chết hóa học và tẩy da chết cơ học.
Tẩy da chết cơ học là sử dụng những kem tẩy trang có dạng hạt nhỏ hoặc dạng gel để lấy đi da chết trên bề mặt nha. Tẩy da chết hóa học là tẩy da chết có những thành phần như AHA, BHA, giúp tẩy những tế bào chết nằm sâu dưới bề mặt da.

Đắp Mặt nạ

Mặt nạ là bữa ăn phụ cho da- giúp cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho da. Mỗi tuần bạ có thể đắp mặt nạ 2-3 lần, mỗi lần từ 15-20 phút.

Hiện nay có nhiều loại mặt nạ dưỡng ẩm, thải độc, mặt nạ trị mụn, mặt nạ ngủ,… Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà chọn loại mặt thích hợp. Sử dụng mặt nạ sau nước toner, sau khi đắp mặt nạ bạn vẫn tiếp tục các bước skincare- kem dưỡng ẩm.

Những thói quen cần thiết khi chăm sóc da mụn

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống: Nên ăn nhiều chất xơ, cắt giảm các sản phẩm từ sữa, chăm chỉ vận động và vui chơi lành mạnh. Đặc biệt, luôn uống nước đủ mỗi ngày. Hãy tạo một thói quen uống 1 ly nước ngay sau khi ngủ dây nhé.

Đừng quên chống nắng

Da dầu cũng cần dưỡng ẩm: Cho rằng da đã dầu và nhiều mụn thì không cần dưỡng ẩm là một quan niệm sai lầm phổ biến. Da càng thiếu ẩm thì càng tiết nhiều dầu, dẫn đến việc bụi bẩn bị tích tụ trong lỗ chân lông và sinh ra mụn.

Không chạm tay trực tiếp vào mụn và nặn mụn(đặc biệt với mụn trứng cá, mụn bọc). Tay bạn là tác nhân cho vi khuẩn hoạt động, gây ra nhiều mụn và sẹo mụn hơn.

Sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên trong ngày để hỗ trợ lấy đi lượng đầu thừa.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm những cách trị da nhờn hiệu quả qua bài viết: Trị da nhờn tận gốc mà Blog đẹp khỏe đã chia sẻ trước đó. Chúc các bạn thành công!

Kết

Các bước skincare cho da mụn bao gồm các bước: tẩy trang-rửa mặt-tẩy da chết- kem đặc trị- kem dưỡng ẩm và mặt nạ. Mỗi ngày bạn chỉ cần đầu tư 15-20 phút để thực hiện đầy đủ những bước trên. Bạn sẽ sở hữu một làn da sáng, khỏe, sớm đánh bay những nốt mụn xấu xí.

Các bạn hãy nhớ thường xuyên theo dõi các bài viết được cập nhật hằng ngày tại Blog Đẹp Khỏe. Blogdepkhoe.com chia sẻ phương pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hiệu quả cho mình nhé. Chúc các chị em luôn xinh đẹp!

Bài trước đóCách Trị Nám Da Sau Sinh
Bài sauCách Trị Tàn Nhang Tại Nhà