Ý nghĩa, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mộc hương ra hoa đẹp

366

Cây mộc hương là cây gì? Bạn có nghe qua tên loài cây này hay là bạn có trồng chưa? Thoạt nhìn có vẻ giống như loài cây dại, nhưng thật ra loài cây này lại có giá đắt không tưởng, đó là nhờ vào hương thơm độc đáo cùng với nhiều công dụng hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mộc hương ra hoa đẹp nhé!

1. Nguồn gốc xuất xứ của cây mộc hương

Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi tin tức về các loài cây quý hiếm, đắt đỏ chắc chắn bạn có nghe đến một thương vụ mua bán cặp cây “huynh đệ” Mộc Hương dùng để trao đổi với một kie lan đột biến Tuyết Đỉnh Hồng với giá trị trao đổi được định giá là 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng). 

Nguồn gốc xuất xứ của cây mộc hương
Nguồn gốc xuất xứ của cây mộc hương

Cây Mộc Hương, tên khoa học là Osmanthus Fragrans và có nhiều tên gọi khác nhau như: Cây mộc tê, cây Quế hoa, cây hoa Mộc,… Loại cây có nguồn gốc từ châu Á và chúng xuất hiện nhiều ở Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.

Mộc Hương thường mọc hoang, có thân gỗ nhỏ với chiều cao trung bình từ 3-10m. Lá cây màu xanh với chiều dài từ 6 – 15cm, dạng là bầu, mép có răng cưa, khi nhìn sẽ thấy các đường gân rõ rệt.

Hoa của Mộc Hương có màu trắng, vàng đậm hoặc vàng nhạt đặc biệt là tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng giống như mùi đào, mận chín.

Khi phát triển và lớn lên, cành lá, hoa của cây mọc xum xuê. Chính vì vậy mà nhiều người chưa biết thường cho rằng đây là loài cây dại.  

2. Cây mộc hương có đặc điểm gì?

Nghe đến cái tên mộc hương bạn sẽ nghĩ ngay đến loài cây thân gỗ và có hương thơm. Đúng vậy, những cây mộc hương cổ thụ chúng có chiều cao đến 12m, vòng thân to. Còn với những cây nhỏ hơn thường có chiều cao trung bình trên 2m.  

Cây mộc hương có đặc điểm gì
Cây mộc hương có đặc điểm gì

Điểm đặc biệt nhất của cây là hoa rất thơm, chúng thường mọc thành từng chùm ở các kẽ lá và ở gần ngọn. Mỗi hoa gồm 4 cánh dày, bóng. Cây có thể nở hoa quanh năm và thường rộ nhất vào mùa thu.

3. Các loại mộc hương đang có hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay, mộc hương là cây cảnh được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được ngay đặc điểm của mộc hương ta và tàu. 

Các loại mộc hương đang có hiện nay
Các loại mộc hương đang có hiện nay

Cây mộc hương đại thụ giống ta và giống tàu có sự chênh lệch về giá trị rất lớn, không ít người bán vì lợi nhuận khủng nên sẵn sàng đánh tráo mộc hương. Hiện tại, đây là nỗi băn khoăn của nhiều người muốn chọn cây không ít người chơi cây.

4. Tác dụng của cây mộc hương trong đời sống

Về việc trồng để ngắm, thú vui thì nhiều người còn chọn trồng loại cây này vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng tìm hiểu nhé!

4.1 Sử dụng cây mộc hương để làm cây cảnh trong nhà

Sử dụng cây mộc hương để làm cây cảnh trong nhà
Sử dụng cây mộc hương để làm cây cảnh trong nhà

Cây mộc hương rất dễ trồng, nên thường được nhiều người trồng làm cảnh trong vườn hoặc để trang trí trong nhà. Tùy theo kích thước và mức độ phân tán lá mà người dùng có thể chọn vị trí trong nhà phù hợp nhất để đặt chậu cây mộc hương. 

Đồng thời, loại cây này lại dễ tạo hình nên nhiều người trồng dùng để làm cây bonsai đẹp mắt mà lại còn cho hương thơm ngọt ngào quyến rũ lan tỏa khắp ngôi nhà.

4.2 Mộc hương được sử dụng để làm trà thảo dược

Mộc hương được sử dụng để làm trà thảo dược
Mộc hương được sử dụng để làm trà thảo dược

Từ thời xưa, người ta thường dùng hoa, lá mộc hương để ướp làm trà dùng để thưởng thức. Mùi thơm của trà hoa mộc rất dễ chịu, lan tỏa hương nhè nhẹ và còn rất dễ uống. Loại trà này có công dụng giúp thư giãn tinh thần, điều hòa huyết áp và có thể so sánh với lá trà xanh.

4.3 Chế biến dược liệu từ cây mộc hương

Theo Đông Y cho rằng, cây mộc hương là dược liệu quý nên thường được sử dụng để bào chế thuốc chuyên chữa trị các chứng ho, cảm cúm. Hoa mộc hương có tính nóng nên có thể làm xoa dịu chứng đau bụng kinh; Phần rễ cây có công dụng chữa đau xương khớp, nhức mỏi răng, và có khả năng chữa chứng phong thấp, thận hư. 

Chế biến dược liệu từ cây mộc hương
Chế biến dược liệu từ cây mộc hương

Phần quả mộc hương thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh đau gan, đau dạ dày…cùng với khá nhiều công dụng chữa bệnh được tìm thấy trong loại cây quý này.

4.4 Dùng cây mộc hương để sản xuất nước hoa

Không chỉ dùng để làm dược liệu hay trang trí, mộc hương còn được ứng dụng để làm tinh dầu qua dạng chiết xuất từ học mộc và sản xuất thành nước hoa. Với mùi hương dễ chịu và ngọt ngào, mùi hương được ẩn chứa bên trong các chai nước hoa luôn mang lại hết bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi hương thơm cực kỳ quyến rũ làm say lòng người. 

5. Vì sao mộc hương lại trở thành “cơn sốt” như hiện nay?

Vì sao mộc hương lại trở thành cơn sốt như hiện nay
Vì sao mộc hương lại trở thành cơn sốt như hiện nay

Cây Mộc Hương là loài cây sống rất lâu năm và điều này tượng trưng cho sự trường tồn, bền bỉ theo năm tháng và vì vậy mà nó mang ý nghĩa rằng: dù cho có khó khăn hay khổ sở đến mức nào thì con người cũng sẽ thích nghi và vượt qua được như cây mộc hương. Hơn thế nữa, loài cây này tạo nên cơn sốt còn là vì những nguyên nhân sau: 

  • Mang vẻ đẹp vô cùng mộc mạc như tên gọi, ít ai ngờ ẩn sâu bên trong mộc là hương thơm quyến rũ và ngây ngất. Điều này tượng trưng cho vẻ đẹp tiềm ẩn, không cầu kỳ, nét thanh tao. 
  • Nếu như so với cây mộc hương hàng Tàu, thì lá của cây Mộc Hương ta sẽ dày hơn và viền xung quanh lá có răng cưa. Ngoài ra, lá cây còn nổi vân đậm và rõ nét hơn cây Tàu đồng thời còn có màu xanh thẫm hơn. Trong khí đó, lá của cây Mộc Hương Trung Quốc thường mỏng và viền xung quanh không có răng cưa như mộc hương ta. 
  • Mộc Hương ta được đánh giá là có ngoại hình đẹp và chất lượng tốt vì vậy mà cây có giá trị thẩm mỹ cao, được ưa chuộng nhờ mùi hương lan tỏa và nhiều giá trị khác đi kèm.
  • Với vẻ đẹp mộc mạc nhưng lại hữu dụng. Được biết cây mộc Hương từng bị giới buôn cây Trung Quốc săn lùng mua ráo riết ở khắp các vùng miền núi phía Tây Bắc và mang về nước họ để trồng.
  • Cây mộc Hương nhiều năm tuổi ở Việt Nam hiện giờ là rất hiếm. Những cây nào còn sót lại đều đang được nuôi trồng cẩn thận, có tuổi thọ cao nên giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.

6. Cây mộc hương có ý nghĩa như thế nào?

Từ xưa các cụ đã có câu: “sắc trà hương mộc” là ngụ ý về hương thơm khó bì của loài hoa này. Không chỉ nồng nàn, say đắm mà hương mộc còn đi vào lòng người, đã trở thành một nét văn hóa của người dân nước ta. 

Cây mộc hương có ý nghĩa như thế nào
Cây mộc hương có ý nghĩa như thế nào

Vẻ ngoài của cây mộc hương không quá nổi bật, hào nhoáng như một số loại cây cảnh khác, nhưng chính sự mộc mạc và bình dị đã tạo nên nét đẹp và phong cách đặc biệt cho cây. Đó là nét rất riêng, không phô trương nhưng lại cực hấp dẫn.  

Và sâu tận trong mùi hương, trong cây mộc hương chính là sự miêu tả về người dân Việt Nam chúng ta chăm chỉ, cần cù và mộc mạc. Không hề phô trương hay cố chứng tỏ bản thân mà vẫn có được sự chú ý, sự công nhận của bạn bè quốc tế.

Cây hoa mộc hương chính là sự nhắc nhở về sự khiêm tốn, giản đơn nhưng không hề kém phần đẹp đẽ, ngát hương. Hơn thế nữa, cây mộc hương còn là loại cây trừ tà tốt trong phong thủy vì vậy mà được trồng khá nhiều tại các đình chùa và miếu thờ.

7. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mộc hương sao cho ra hoa đẹp

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mộc hương sao cho ra hoa đẹp
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mộc hương sao cho ra hoa đẹp

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mộc hương như sau: 

7.1 Đất trồng

Mộc hương rất ưa ẩm nên loại đất thích hợp là đất thịt, giàu dinh dưỡng và cho khả năng cung cấp độ ẩm tốt cho cây. Vào mùa mưa, mộc hương sẽ phát triển nhanh hơn các mùa khác trong năm.

7.2 Cách giâm cành cây mộc hương

Hiện có hai cách trồng phổ biến là: giâm cành, gieo hạt. Người ta chọn cách giâm cành nhiều hơn vì nó rút ngắn thời gian trồng và khả năng sống cao.

  • Chọn những cành khỏe mạnh để chiết, có như vậy thì cây mới có chống chịu tốt với môi trường khi mới đầu sau khi chiết. Chọn khu vực đất ẩm có nhiệt độ (>70%), thoáng gió và nên có bóng râm và  cuốc đất cho tơi xốp.
  • Đặt cành cây vào đất sâu khoảng 15cm (hoặc sâu hơn là tùy kích cỡ cành), lấp kín đất, dùng tay ấn chặt, kỹ hơn bạn có thể cắm một thanh kim loại để cố định thân cây cho đứng thẳng.
  • Khoảng sau 1 tháng cây bắt đầu mọc rễ, nếu thấy rễ phát triển khỏe mạnh và không còn màu vàng thì tiếp tục cho cây phát triển thêm một khoảng thời gian nữa và mang ra trồng.  

Thêm một điều bạn cần lưu ý khi trồng cây mộc hương đó là loài cây  ưa ẩm nên bạn cần lưu ý tưới nước thường xuyên, nếu như để đất quá khô hạn sẽ làm cho cây phát triển chậm, ít ra hoa. Đắc Nguyên chúc bạn thành công và sẽ có được cây mộc hương như ý nhé!

Xem thêm: Cây dừa – Đặc tính, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây dừa

Bài trước đó12 tác dụng bất ngờ của cây cỏ mực (nhọ nồi) đối với sức khỏe  
Bài sauBột sắn dây là gì? Tác dụng, lưu ý và cách pha bột sắn dây