Cây dâu tằm có lẽ không còn quá xa đối với nhiều người. Không chỉ được sử dụng là trái ăn tráng miệng, mà hầu như các bộ phận của cây dâu tằm đều có ích trong hỗ trợ điều trị bệnh cho con người như: tiểu đường, giảm cân, các bệnh về tim mạch,… Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò cũng như công dụng cây dâu tằm, các bạn không nên lướt nhanh qua bài viết này đâu nhé!
1. Tên gọi của cây dâu tằm
Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff thuộc họ dâu tằm Moraceae
Tên được mọi người hay gọi là dâu tằm, dâu cang, dâu tang, mạy mọn, nằn phong, tầm tang.

2. Đặc điểm của cây dâu tằm ăn
Cây có thân gỗ, cao từ 2-3m. Lá mọc so le với nhau có hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa.
Hoa cái đặc tính mọc chùm hay hình khối cầu, có 4 lá đài. Quả được mọc ra từ các lá đài, có màu xanh khi chưa chín và màu đỏ đến đỏ đen là đã chín, có thể thưởng thức ngay được.

Ngoài được sử dụng ăn sống, quả dâu tằm còn được sử dụng để ngâm rượu.
Chi dâu tằm Morus L. được phân loại rất phức tạp. Dâu tằm có hơn 150 loài nhưng chỉ được chấp nhận từ 10-16 loài.
Ở Việt Nam, dâu tằm được gọi đơn giản là cây dâu hay dâu trắng có nguồn gốc ở khu vực phía Đông Châu Á.
Phân bố: Cây dâu tằm là cây ưa ẩm và sáng, phát triển tốt ở các bãi sông, đất bằng hay cao nguyên. Dâu tằm xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,.. các đất nước này đều có khí hậu ấm.
Vụ chín rộ của dâu vào tháng 5-7 tháng. Ngoài ra, cây cũng được dùng để lấy lá nuôi tằm, nấu rượu.
Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều được sử, không bỏ bất cứ cái gì.
3. Cây dâu tằm có những thành phần hóa học nào?
Trong lá có chứa acid amin tự do như: phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipecolic…Còn có vitamin C, B1, D; acid hữu cơ, protid, tanin…
Cành dâu tằm có chứa Mulberrin, mulberrochromene, morin,..
Quả dâu tằm có chứa: chứa Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.
4. Dâu tằm ăn có tác dụng dược lý như thế nào?
Vỏ của dâu tằm có tác dụng làm hạ đường huyết, giúp trấn an tinh thần. Các sản phẩm từ dâu tằm như methanol hỗ trợ giảm đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Lá dâu tằm tạo nên có hoạt chất Passerynum kết hợp với lạc tiên, lá sen, củ sâm, nem, vông nem có thể trấn an tinh thần, giúp người dùng ngủ ngon giấc hơn.

Thân cây dùng tạo ra các chất có khả năng ức chế vi khuẩn gram dương và các men khác.
5. Cây dâu tằm có vị ra sao?
Cây dâu tằm có vị đắng ngọt, trái có vị hơi chua, tính hàn.
6. Tác dụng và một số bài thuốc từ cây dâu tằm
6.1 Chữa bệnh huyết áp cao từ cây dâu tằm
Sử dụng lá dâu và ít hạt nấu nước cho sôi lên, để nước ấm ấm dùng ngâm chân mỗi tối trong 30-40 phút trước khi đi ngủ. Giups mạch máu được lưu thông tốt nhất, hạn chế các triệu chứng của cao huyết áp.

6.2 Cây dâu tằm giúp chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em
Sử dụng lá dâu non nấu cùng tôm hay tép bổ sung thêm hạnh nhân, bạc hà, liên kiều, lô căn. Thêm vào 3 chén nước sắc đến khi còn 1 chén, là có thẻ uống được.
6.3 Cây dâu tằm có ích cho mắt
Lấy lá dâu tằm nấu sôi, xông vào mắt, sau đó rửa sạch lại với nước, giúp làm tan huyết khi mắt đỏ, có dấu hiệu sung huyết.

6.4 Giúp trị bệnh đau khớp
kết hợp các nguyên liệu cành dâu, huyết đằng, uy linh tiên tỉ lệ 1:1:1, thêm 3 chén nước nấu đến khi còn 1 chén là dùng được.
6.5 Phương thuốc chữa ho, hen suyễn từ cây dâu tằm
Lấy vỏ rễ cây dâu tằm cho thêm ít địa cốt bì và cảm thảo dùng để sắc uống.
6.6 Cây dâu tằm giúp chữa khó tiêu, tay chân sưng phù
Để điều trị hiệu quả bệnh khó tiêu, tay chân sưng phù kết hợp các nguyên liệu sau: Vỏ rễ dâu tằm, vỏ gừng, vỏ quả cam, phục linh y như cách sắc thuốc ở trên, 3 chén sắc thành 1 chén rồi uống.
6.7 Dâu tằm giúp cải thiện giấc ngủ
Dùng quả dâu tằm ngâm rượu, sau 20 ngày có thể dùng được. Mỗi tối dùng khoảng 3ml có thể cải thiện giấc ngủ đáng kể.

6.8 Trị bệnh đau lưng mỏi gối
Bộ kết hợp tầm gửi cây dâu mix cùng cẩu tích, ngưu tất, sắc uống như các loại trên.
6.9 Dâu tằm tốt cho máu huyết, có ích trong việc an thai
Để tẩm bổ an thai gồm tầm gửi, rễ gai, tục đoạn sắc để nấu uống.

6.10 Giúp chữa di mộng tinh hiệu quả
Sử dụng 10 tổ bọ ngựa sáo cháy nghiền bột uống trong 3 ngày giúp ích rất nhiều trong hỗ trợ điều trị mộng tinh.
6.11 Lá dâu tằm giúp làm đẹp da
Lá dâu tằm đem nấu xông hơi mặt trong 10-20 phút, uống sẽ hỗ trợ da mặt bạn được đẹp lên rất nhiều.

7. Ứng dụng lâm sàng của dâu tằm ăn
Một số ứng dụng lâm sàng của cây dâu tằm:
- Tang thầm (lá): điều trị các bệnh cảm cúm, bảo vệ mắt, huyết áp.
- Tang bạch (thân rễ): Điều trị tiểu đường, phù, ho
- Tang thầm (quả dâu): bổ thận, sáng mắt, điều trị tiêu hóa, mất ngủ
- Tang ký sinh: Thoát vị đĩa đệm, bổ gan, nhức xương khớp.
8. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng cây dâu tằm trị bệnh?
Tuy lá dâu tằm rất tốt nhưng khi sử dụng cần chú ý
- Khi xuất hiện triệu chứng phụ như chóng mặt, đầy hơi, tiêu chảy khi dùng các chất chiết xuất từ lá dâu tằm cần ngừng sử dụng ngay. Đối với các bệnh nhân có tiền sử tiểu đường nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Cần nghiên cứu kỹ hơn về con người để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Phụ nữ có thai và trẻ em không nên sử dụng do chưa có đủ nghiên cứu chứng minh về độ an toàn cho 2 đối tượng này.
- Không tự tiện sử dụng các chiết xuất từ lá dâu tằm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là tất cả các công dụng của từng bộ phận của cây dâu tằm. Các bạn hãy xem thật kỹ, một là có thêm chút kiến thức y học cổ truyền, hai là có thể vận dụng vào cuộc sống. Có thể giúp mọi người xung quanh tìm được dược liệu trong điều trị bệnh của mình. Chúc các bạn sức khỏe nhé!