Cây chó đẻ là gì? Bạn có biết lại cây này không? Cây chó đẻ là một loại “thần dược” chữa bệnh không thể bỏ qua và hiện nay đang được nhiều người chọn để hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm để có thể sử dụng nhé!
1. Tìm hiểu về cây chó đẻ răng cưa mọc ngoài tự nhiên
Cây chó đẻ hay còn được gọi là cây diệp hạ châu, cây chó đẻ răng cưa và các tên khác là trân châu thảo. Cùng tìm hiểu về loại cây này nhé!
1.1 Cây chó đẻ răng cưa là cây gì?
Cái tên cây chó đẻ được đặt ra là vì dưới sự quan sát của người dân thì khi chó mẹ sau khi đẻ con chúng thường đi tìm loại cây này để ăn. Theo nghiên cứu, cây này có công dụng giúp cho chó mẹ mau lành vết thương sau đẻ con.
Tên diệp hạ châu (nghĩa là hạt dưới lá) được xuất phát từ việc, ở phần dưới mỗi cành lá đều xuất hiện 1 hàng hạt tròn hình cầu như viên châu.
1.2 Hướng dẫn cách nhận biết cây chó đẻ răng cưa
Ở mỗi một vùng, thậm chí là trong một vùng cây chó đẻ răng cưa cũng đã có sự khác biệt về hình thái. Rất nhiều mối nghi ngờ đã đặt ra là: cây chó đẻ răng cưa có mấy loại? Loại nào được dùng để chữa được bệnh?
Thực tế, cây diệp hạ châu trong tự nhiên có loại thân xanh và đỏ. Cây chó đẻ có thân đỏ có tác dụng điều trị các bệnh gan nên nó được gọi là cây chó đẻ răng cưa.
Diệp hạ châu là loại cây cỏ, có thân cao tầm 30-80cm. Thân cây thẳng đứng, có khi nằm bò và có thể phân nhánh cành ngay từ gần gốc.
Cành lá mọc so le nhau, ở mỗi cành lá có nhiều lá nhỏ xếp thành 2 dãy thẳng hàng. Phiến lá nhỏ, thon dài có hình trứng; Phần gốc cây có cuống gắn vào cành lá chính.
Hoa cây chó để mọc ngay phía dưới của cành lá và được xếp thành hàng dọc theo cành lá. Hoa có màu trắng, hơi vàng nhưng nó không bị rụng khi quả hình thành. Hoa chó để thường nở vào trung tuần tháng 4 tới tháng 6 và tháng 7-11 sẽ ra quả. Khi cây hình thành quả, ở phần dưới lá sẽ có một hàng dài gồm các hạt tròn nhỏ với đường kính tầm 2.5mm, có thêm vệt nổi màu hơi nâu đỏ và sờ hoặc nhìn kỹ sẽ thấy có sần vảy, và vân chia múi.
1.3 Cây chó đẻ thường mọc ở đâu?
Cây chó đẻ răng cưa thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới. Cây mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta, có nơi người dân không biết còn đem nhổ bỏ đi.
Loại cây này có thể phát triển tốt và rộng khắp ở hầu hết các loại đất, ngoại trừ đất trũng và những nơi ngập úng. Chúng thường mọc ven bờ ruộng hoặc ở những nơi đất pha cát.
2. Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây chó đẻ
Cây diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, trong đông y thường xem là vị thuốc có tính mát, khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu và lương huyết, giải độc, sát trùng. Loại cây này thường được dùng để chữa trị các cơn đau và viêm hang, đinh râu, viêm da, mụn nhọt, và các bệnh lở ngứa, sản hậu ứ huyết, đau bụng hoặc là trẻ em bị tưa lưỡi, chàm má… đặc biệt là các công dụng sau:
2.1 Công dụng cây chó đẻ – Hỗ trợ điều trị bệnh gan
Một số các nghiên cứu đã được thực hiện tại Nhật bản và Ấn độ cũng đã thu được hoạt chất trong cây chó đẻ răng cưa, đó là: phyllantin, triacontanal và hoạt chất hypophyllantin. Chúng có tác dụng điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ.
Nhiều năm trở lại đây, nước ta cùng với thế giới đã có nhiều nghiên cứu thêm về tác dụng trị bệnh của loại cây này. Đặc biệt là về công dụng điều trị bệnh lý gan mật. Kết quả cho thấy, một liều dùng 900mg/ngày diệp hạ châu đã có tới 50% lượng virus viêm gan B trong máu được giảm sau 01 tháng sử dụng.
Theo báo cáo vào năm 1988 đã đăng trên tạp chí Lancet, một thử nghiệm điều trị trên 37 người bị viêm gan B và được điều trị bằng diệp hạ châu. Kết quả thu được: 22/37 người có kết quả xét nghiệm virus viêm gan B là âm tính chỉ sau 01 tháng điều trị.
Với các bệnh lý viêm gan, cây chó đẻ có tác dụng làm hạ men gan, bảo vệ gan, làm ức chế sự hoạt động và làm chậm sự nhân lên của virus viêm gan. Chó đẻ răng cưa còn chứa thành phần chất chống oxy hóa cao, theo đó là khả năng làm tăng hàm lượng glutathione trong gan giúp làm giảm hoạt động của các men SGOT, SGPT trong đợt cấp của bệnh viêm gan.
2.2 Cây chó đẻ răng cưa giúp giảm đau do nổi mụn nhọt
Dùng 12g diệp hạ châu, 12g cam thảo đất sau đó đem đun nước để uống thay trà hàng ngày. Uống cho đến khi hết mụn thì dừng. Nhưng không dùng liên tục quá 30 ngày, chia ra dùng mỗi đợt uống uống tối đa là 01 tháng phải dừng, sau đó khoảng 7 -10 ngày rồi mới được tái uống.
2.3 Tác dụng của cây chó đẻ là gì? – Trị tưa lưỡi cho trẻ em
Đây là cách dùng dân gian có từ xưa, đến nay vẫn còn có nhiều người dùng. Giã cây chó đẻ tươi, vắt lấy nước cốt và bôi vào lưỡi trẻ.
2.4 Cây chó đẻ giảm mắt đau sưng đỏ, tiểu ra máu và đi ngoài ra nước
Để điều trị các triệu chứng này, người ta thường sử dụng cây chó đẻ răng cưa như sau: 40g, mã đề 20g, dành dành 12g cho vào nồi đun để sắc uống.
2.5 Lợi ích của cây chó đẻ đối với sức khỏe – Trị bệnh xơ gan cổ trướng
Cách dùng để điều trị là: 100g cây chó đẻ đắng đem sao khô, sắc với nước ba lần và khi cô lại còn một bát ăn cơm. Sau đó pha với ít đường rồi chia nhiều lần uống trong ngày. Một liệu trình điều trị là trong vòng 40 ngày, đừng quên kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày và cần hạn chế muối, tăng đạm (có trong thịt, cá, trứng, đậu phụ…).
2.6 Cây chó đẻ giúp chữa sản phụ ứ huyết
Cách dùng : khoảng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày. Nhưng cũng lưu ý, tùy vào việc tùy tiện sử dụng mà việc dùng dùng cây với số lượng lớn không có chỉ dẫn sẽ dễ có những hiểm họa bệnh tật khôn lường.
Ví dụ như người thuộc thể hàn, dùng cây chó đẻ thường xuyên và nhiều là vô cùng nguy hại. Khi uống, cây chó đẻ sẽ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn gây ức chế nhiệt trong người, sinh bệnh.
3. Có nên sử dụng cây chó đẻ để chữa bệnh hay không?
Theo y học cổ truyền, cây diệp hạ châu có vị đắng, tính lương mát nên được xếp vào nhóm của các vị thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ chức năng gan.
Theo Y học cổ truyền, cây diệp hạ châu có vị đắng, tính lương mát nên được xếp vào nhóm các vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc. Công dụng để hỗ trợ chức năng gan và điều trị chứng vàng da do gan gây ra. Cây không phải vị thuốc bổ, nó chỉ có tác dụng trị bệnh vì vậy mà bạn không nên lạm dụng chó đẻ răng cưa để phòng ngừa bệnh.
4. Ai không được khuyến cáo dùng cây chó đẻ?
Một số đối tượng được khuyến cáo về việc dùng cây chó đẻ như sau đây.
- Người có tỳ vị hư hàn với biểu hiện thường bị lạnh bụng. Thường xuyên bị chứng đầy hơi khó tiêu, sợ lạnh và đại tiện lỏng nát. Những người này không nên dùng diệp hạ châu, nếu dùng sẽ dễ làm bệnh nặng thêm.
- Theo ý kiến bác sỹ Đông y, với những người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật cùng không nên dùng diệp hạ châu thường xuyên, vì nó sẽ làm tăng gánh nặng đào thải ở gan, mật và thận.
- Phụ nữ mang thai cũng không được dùng. Cây chó đẻ gây co mạch máu, tử cung nên dễ gây trụy thai.
- Nên phối hợp uống diệp hạ châu với các vị thuốc khác. Cây chó đẻ có tác dụng phụ là gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.
Trên đây là những vấn đề chính cần biết khi chúng ta muốn sử dụng cây chó đẻ. Chúng tôi hy vọng quý bạn đọc nên tìm hiểu kỹ để có thể đạt hiệu quả tốt, an toàn.
Xem thêm: Cà gai leo là gì? Công dụng và hướng dẫn cách sử dụng đúng cách