Ăn Tỏi Đen Có Tác Dụng Gì? Đối Tượng Không Nên Ăn Tỏi Đen

383

Tỏi thường được biết đến là một gia vị trong thức ăn, giúp khử mùi và gia tăng hương vị. Nhưng ít ai biết được rằng loại gia vị này khi trải qua quá trình lên men, trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian sẽ thành một “dược phẩm” hỗ trợ điều trị nhiều bệnh cho con người. Trải qua quá trình lên men chặt chẽ, tỏi dần chuyển sang màu đen và từ đó tên gọi “tỏi đen” xuất hiện. Tỏi đen được sử dụng đúng cách mang về vô vàn các lợi ích cho sức khỏe như tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, tim mạch, đặc biệt là hạn chế ung thư rất cao. Để thêm về công dụng của tỏi đen mời các bạn xem tiếp nhé!

1. Tỏi đen là gì? 

Tỏi đen là gì
Tỏi đen là gì

Không mọi nơi nào có thể trồng ra tỏi đen, bởi tỏi đen là quá trình được tạo nên nhờ tỏi trắng. Tỏi trắng phải trải qua quá trình lên men chặt chẽ về nhiệt (nhiệt độ chỉ được phép dao động từ 60 – 90°C, tùy vào từng giai đoạn mà nhiệt độ lên xuống khác nhau), độ ẩm cũng được điều chỉnh rất khắt rao phải dao động trong khoảng 80 – 90, nhằm giúp cho tỏi không mất đi các dưỡng chất, thời gian cho quá trình này lên men này diễn ra trong 30 – 60 ngày. Từ đó, bạn sẽ có được thành phần là các tỏi đen, hàm lượng hoạt chất được cô đặc lại, gia tăng lên gấp nhiều lần so với tỏi tươi bình thường. 

Để chứng minh được vai trò cũng như hàm lượng hoạt chất có trong tỏi đen rất tốt cho sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và phân tích mọi khía cạnh từ tỏi tươi đến tỏi đen.

Tỏi tươi có alliin là thành phần chính, hợp chất này rất dễ bị enzym alinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen nhờ quá trình lên men nên hoạt chất đã tăng lên rất nhiều lần nào là đường Fructose, polyphenol,… đáng chú ý nhất là S-allyl-L- cystein (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường. Do đó, tỏi đen tốt hơn rất nhiều so với các tỏi thông thường.

Tỏi tươi thường có vị cay nồng, đặc biệt là mùi hôi khó chịu. Mùi tỏi tươi thường tồn tại khá lâu sau mỗi bữa ăn, làm nhiều người rất muốn ăn để tốt cho sức khỏe nhưng rất ngại. Sau khi ăn tỏi tươi, bạn phải vệ sinh răng miệng thật  khéo léo để không gây ảnh hướng đến mọi người xung quanh nhé. Ngược lại, tỏi đen không hề có một chút mùi nào cả cũng không còn cay nồng, thứ bạn cảm nhận được chỉ là vị ngọt, dẻo, săn chắc của từng củ tỏi và không hề làm da tay bị dính màu đen đâu nhé. Do đó, bạn có thể sử dụng tỏi đen như món ăn vặt trong nhà, giúp tăng sức đề kháng, chống lại các  bệnh cảm cúm đầu mùa, mà không sự bị hôi miệng.

2. Tác dụng của tỏi đen

Tác dụng của tỏi đen
Tác dụng của tỏi đen

Tỏi đen được sử dụng như một loại thuốc ngừa bệnh hiệu quả. Ăn tỏi đen hàng ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

  • Tỏi đen có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, do đó rất thay được dùng cho các bệnh nhân xạ trị bằng hóa chất giúp tăng miễn dịch chống lại các mầm bệnh, người ốm lâu sức khỏe kém cũng là đối tượng được khuyên dùng nhiều tỏi đen. Người bình thường, không bệnh vẫn có thể sử dụng được sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn cúm mùa, sổ mũi, viêm họng,.. duy trì sức khỏe dẻo dai, không bệnh tật.
  • Phục hồi tổn thương cơ bắp trong tập luyện, chống mệt mỏi, nhuận gan, cải thiện chức năng tiêu hóa, nhuận táo, cải thiện giấc ngủ, tuyến tiền liệt và nhiều chức năng khác
  • Thu dọn sạch sẽ các gốc tự do, gốc tự do là nguyên nhân gây nên 80 bệnh lý khác nhau. Ăn tỏi đen được xem là cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe qua từng ngày.
  • Điểm quan trọng, tỏi đen còn có khả năng ức chế hoạt động của một số tế bào gây nên ung thư như ung thư vú, ung thư gan, dung thư đại tràng, ung thư dạ dày
  • Tỏi đen còn có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ gan hiệu quả. Tỏi đen được dùng như một dược liệu trong điều trị viêm gan, xơ gan. Đặc biệt, đối với các bạn hay làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, phóng xạ thường xuyên thì tỏi đen chính là giải pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bạn đấy nhé!
  • Ngoài ra, tỏi đen còn giúp giảm mỡ máu, điều hòa Cholesterol.

3. Ăn tỏi đen như thế nào cho đúng?

Ăn tỏi đen như thế nào cho đúng
Ăn tỏi đen như thế nào cho đúng

Mỗi ngày ăn từ một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương ứng 3 – 5 gram (theo chỉ dẫn bác sĩ), ăn chậm, nhai kỹ để các dưỡng chất hòa tan thấm nhanh trong cơ thể. Không nên thấy tỏi đen tốt mà mà lạm dụng, với suy nghĩ “ăn càng nhiều hiệu quả đem lại càng cao” sẽ gây ra phản ứng ngược lại, tác dụng phụ có thể xảy ra.

  • Ăn trực tiếp: Người già chỉ nên ăn từ 1 -2 củ tỏi đen, các trường hợp còn lại có thể ăn 2 – 3 củ mỗi ngày là đúng liệu lượng, không thừa không thiếu các dưỡng chất bảo vệ cơ thể. Khi ăn nên ăn tỏi đen riêng lẻ, không ăn kèm với các loại sốt hay nước chấm khác tránh gây nên kích ứng và tác dụng phụ không mong muốn.
  • Có thể đem tỏi đen ngâm rượu uống, nên lựa chọn loại rượu nếp nguyên chất, không pha cồn, hương liệu, hóa chất khác. Thời gian ngâm khoảng nửa tháng là bắt đầu uống dần được. Mỗi lần uống 50ml, một ngày uống từ 2-3 lần.
  • Để tăng thêm hương vị bạn có thể ngâm với mật ong: Mật ong kết hợp với tỏi đen đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh cảm cúm đầu mùa cho trẻ em.
  • Dùng tỏi đen tạo thành các món ăn cũng là một phương pháp tốt
  • Hay nhanh nhất là ép lấy nước uống

4. Ai không nên dùng tỏi đen

Ai không nên dùng tỏi đen
Ai không nên dùng tỏi đen

Những trường hợp không nên dùng tỏi đen là

  • Người bị bệnh gan
  • Người mắc các bệnh về dạ dày
  • Người bị huyết áp thấp
  • Người mắc bệnh tiêu chảy
  • Phụ nữ có thai, có tạng nhiệt nóng cũng không nên sử dụng
  • Người đang dùng thuốc đông máu
  • Người có bệnh về mắt
  • Đối với phụ nữ sau sinh, nếu có dấu hiệu mắt mờ, ù tai, chóng mặt thì không nên sử dụng tỏi đen. Tỏi đen lúc này có thể làm cho các triệu chứng trên thêm trầm trọng
  • Người bị bệnh về thận: thành phần hóa học có trong tỏi đen sẽ tác dụng với thuốc điều trị thận gây ra nhiều tác dụng phụ sau đó.
  • Đối với trường hợp ngâm tỏi đen, khi uống trong thời gian dài cũng cần chú ý đến sức.

Tỏi đen rất có ích trong phòng ngừa, hỗ trợ giúp khỏe cho  mọi người. Nếu bạn vẫn do dự không biết dùng nguyên liệu nào để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn thì hãy chọn ngay tỏi đen nhé. Chúc các bạn luôn khỏe, luôn vui!

 

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC: Sau Phẫu Thuật Nên Ăn Gì Để Lành Vết Thương?

Rate this post
Bài trước đóTop 7 Serum Phục Hồi Da An Toàn Bán Chạy Nhất Hiện Nay
Bài sauHướng Dẫn Cách Làm Tỏi Đen Bằng Nồi Cơm Điện Đơn Giản Ngay Tại Nhà