Rụng Tóc Nhiều: Khi Nào Là Bệnh?

418

Rụng tóc bệnh lý là gì? Nguyên nhân gây rụng tóc? Làm sao biết rụng tóc nhiều có phải là bệnh hay không? Và nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề rụng tóc. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Mời bạn cùng blogdepkhoe tìm hiểu rụng tóc nhiều: khi nào là bệnh?

1. Rụng Tóc Bệnh Lý Là Gì?

Thông thường mỗi một sợi tóc có vòng sống là từ 8 tháng đến 5 năm, vì vậy mà tóc sẽ dần già, yếu đi và rụng tóc là điều bình thường.

Một người khỏe mạnh, tóc có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc/ ngày. Sau khi tóc rụng sẽ có một lượng tóc mới được mọc lên để thay thế và bù lại số lượng sợi tóc đã bị rụng nhằm đảm bảo độ dày ổn định cho mái tóc.

Rụng Tóc Bệnh Lý Là Gì?
Rụng Tóc Bệnh Lý Là Gì?

Rụng tóc bệnh lý là khi: có lượng tóc rụng lớn > 100 sợi/ ngày thì được gọi là bệnh rụng tóc. Bạn có thể nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý qua các dấu hiệu như:

  • Rụng tóc nhiều (trên 100 sợi/ngày), đặc biệt dễ thấy khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải tóc thấy lượng tóc bám vào nhiều hơn bình thường.
  • Kiểm tra tóc con sẽ thấy tóc mới yếu, mảnh, xoăn hoặc thậm chí là không có tóc con mọc lên
  • Với nữ: Thấy tóc mảnh đi, thưa rõ rệt, thấy rõ da đầu.
  • Với nam: Tóc rụng thành từng mảng, có thể gây hói nhẹ.

2. Rụng Tóc Nhiều Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân?

Rụng tóc nhiều là do bệnh gì? Có những nguyên nhân nào gây ra?

2.1 Rụng tóc là do bệnh gì?

Khi bị rụng tóc nhiều rất có thể bạn đã mắc bệnh Alopecia. Đây là một bệnh lý gây ra rụng tóc qua các biểu hiệu hiện như: rụng toàn bộ tóc, rụng thành từng chỏm tóc một, hay là rụng toàn bộ tóc và rụng lông ở các bộ phận khác.

2.2 Nguyên nhân rụng tóc 

Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân rụng tóc ở nam và nữ thế nào để có cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân rụng tóc ở nam: 

Rụng tóc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Rụng tóc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đó là do lượng testosterone suy giảm và làm tăng sinh dihydrotestosterone. Trong khi đó, dihydrotestosterone là một loại hormone nội sinh liên kết với các thụ thể trong tế bào nang tóc làm phá hủy các tế bào này.

Khi dihydrotestosterone tăng nhanh, sẽ khiến cho nang tóc nhỏ, yếu dần và rụng, hơn nữa là không có khả năng phát triển lại. Tình trạng này thường gặp ở nam giới sau 40 tuổi và thường gây ra tình trạng rụng tóc hói đầu.

Nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ:

Trong cơ thể người nữ có một loại hormone sinh dục gọi là estrogen, hormone này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh lý và ảnh hưởng đến sắc đẹp. Theo đó, khi lượng hormone này ở mức độ ổn định bạn sẽ thấy tóc phát triển đều đặn.

Ngược lại, khi hormone estrogen suy giảm sẽ khiến cho chân tóc teo lại và gây ra tình trạng rụng tóc nhiều, hoặc là khi bị rối loạn nội tiết tố, cơ thể nữ giới cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, rụng tóc.

Những đối tượng nữ giới thường bị rụng tóc như là:

  • Phụ nữ mang thai, sau sinh con.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
  • Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

3. Các Bệnh Gây Rụng Tóc

Nguyên nhân gây rụng tóc thông thường là do sự mất cân bằng yếu tố nội tiết nam, nữ, do bị căng thẳng, stress, hoặc là do yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất làm đẹp,…

Tuy nhiên, rụng tóc nhiều, rụng tóc bệnh lý có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau:

3.1 Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh suy giáp ảnh hưởng và gây giảm lượng hormone, tuyến giáp hoạt động kém; Hoặc là bệnh cường giáp cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức.

Rụng tóc chính là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp đã mất cân bằng sẽ làm cản trở đến quá trình trao đổi chất làm cho nhiều nang tóc không hoạt động và kết quả là làm cho tóc ít mọc và thưa dần đi.

Bệnh lý tuyến giáp - Nguyên nhân rụng tóc
Bệnh lý tuyến giáp – Nguyên nhân rụng tóc

3.2 Bệnh lý viêm nhiễm da đầu

Các tế bào chết trên da đầu thường có các loại nấm tóc ký sinh. Những ký sinh này dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu làm cho da đầu bị viêm, nhiễm trùng…. Làm cho tóc bị yếu, dễ rụng và dần thưa. Nếu không điều trị dứt điểm căn bệnh nấm tóc, bệnh có thể phát triển hơn và làm cho tóc rụng thành từng mảng lớn có thể dẫn đến hói đầu.

3.3. Rối loạn hệ thống miễn dịch (bệnh lý tự miễn)

Khi hệ miễn dịch cơ thể con người bị rối loạn, rất cơ thể có thể sẽ bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, vì vậy mà rất dễ dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể nhằm đào thải các tế bào nang tóc. Đặc biệt là khi tế bào mầm tóc bị hủy hoại sẽ dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.

Rối loạn hệ thống miễn dịch
Rối loạn hệ thống miễn dịch

3.4 Hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ

Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ sẽ gây ra mất cân bằng hormone, dẫn đến cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam (thay vì nội tiết tố nữ). Bệnh này gây tình trạng bị rụng tóc nhiều, trong khi đó bạn sẽ thấy lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể dần mọc nhiều hơn mức cần thiết.

3.5 Thiếu máu, thiếu chất

Quá trình nuôi tóc vốn dĩ sẽ tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất mới có được một mái tóc chắc khỏe.

Nhưng với nữ giới, nhiều nguyên nhân như là việc mất máu, dễ thiếu hụt và thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như là kẽm, protein, sắt… và còn do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở và phổ biến nhất là các bữa ăn không đủ chất sẽ làm cho các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống dẫn đến tóc có mọc nhưng yếu và dễ rụng hơn bình thường.

Thiếu máu, thiếu chất
Thiếu máu, thiếu chất

4. Cách Chữa Rụng Tóc Nhiều Ở Nữ Giới Và Nam Giới

Hiện nay đang có rất nhiều cách khắc phục rụng tóc ở cả nam và nữ. Nếu muốn bạn hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm, nếu không có thể làm chậm tiến trình rụng tóc bằng một trong các phương pháp sau đây.

4.1 Nguyên tắc điều trị rụng tóc

Để có hiệu quả thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định đúng nguyên nhân gây rụng tóc của mình là gì?

  • Nếu rụng tóc là do một bệnh lý nào đó, việc chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh lý là rất cần thiết.
  • Nếu nguyên nhân là do bị thiếu chất, xác định thiếu chất gì và nên bổ sung các dưỡng chất này song song với việc sử dụng thuốc trị rụng tóc.
  • Nếu một loại thuốc nào đó gây ra rụng tóc, bạn nên dừng sử dụng trong ít nhất ba tháng để khắc phục rụng tóc.
  • Không nên làm dụng hóa chất nhuộm tóc, tạo kiểu tóc.

4.2 Trị rụng tóc do di truyền

Trường hợp rụng tóc là do di truyền, bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ mọc tóc, trị hói đầu sau đây:

4.2.1 Chai Xịt Làm Mát Và Hỗ Trợ Mọc Tóc Dr.FORHAIR Scalp Refreshing Spray 150ml 

Là sản phẩm đến từ thương hiệu Hàn Quốc, có công dụng là giúp cho da đầu luôn trong trạng thái mát lạnh, làm giảm kích ứng và loại bỏ mọi mùi da đầu khó chịu.

Thành phần chính từ loại thảo dược thiên nhiên lành tính và tốt cho tóc như là:  chiết xuất hương thảo, chiết xuất trà xanh, chiết xuất sả, tinh dầu bạc hà, nước ép lá lô hội,… và các thành phần khác.

Chai Xịt Làm Mát Và Hỗ Trợ Mọc Tóc Dr.FORHAIR Scalp Refreshing Spray 150ml
Chai Xịt Làm Mát Và Hỗ Trợ Mọc Tóc Dr.FORHAIR Scalp Refreshing Spray 150ml

4.2.2 Thuốc trị rụng tóc Finasteride (Propecia)

Finasteride là một loại thuốc kê đơn thường được dùng chủ yếu trong điều trị rụng tóc ở nam giới.

Công dụng chính là giúp ngăn rụng tóc, giảm quá trình rụng tóc. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là thuốc Finasteride có thể không mang lại hiệu quả đối với người nam trên 60 tuổi.

Thuốc trị rụng tóc Finasteride (Propecia)
Thuốc trị rụng tóc Finasteride (Propecia)

4.3 Cách trị rụng tóc theo dân gian

Giảm rụng tóc bằng bồ kết:

Cũng khá đơn giản, bạn làm theo các bước này nhé:

Lấy khoảng 3 – 4 quả bồ kết khô, đem nướng trên bếp than cho đến khi giòn thơm. Sau đó bẻ nhỏ và cho vào nồi đun sôi cùng 3l nước.

Giảm rụng tóc bằng bồ kết
Giảm rụng tóc bằng bồ kết

Khi nước sôi bắt nồi ra, vớt bỏ phần vỏ bồ kết còn phần nước để nguội  dùng gội đầu. Dùng gội đầu liên tục 1 lần/ ngày để giúp giảm rụng tóc hiệu quả.

Nếu không có bồ kết bạn có thể thay thế bằng vỏ bưởi và cách sử dụng tương tự như bồ kết. Ngày nay, để hiệu quả phát huy nhanh hơn người ta còn dùng thêm dầu dừa để giúp tóc thêm khỏe mạnh, mềm mượt và khỏe.

Xem thêm:

Bài trước đóMua Tổ Yến Sào Giá Sỉ Ở Đâu Chất Lượng Và Cần Lưu Ý Gì?
Bài sauCác Nguyên Nhân Chính Yếu Gây Rụng Tóc Và Cách Điều Trị Hiệu Quả