Cà gai leo là gì? Công dụng và hướng dẫn cách sử dụng đúng cách

267

Cà gai leo là gì? Một loại cây được sử dụng giống như một loại thuốc quý đang dần trở nên phổ biến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại cây này cũng như công dụng, cách sử dụng hiệu quả nhất nhé!

1. Cà gai leo là cây gì?

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense, thuộc họ Solanaceae và thuộc loại cây thuốc nam. Cà gai leo còn được biết đến qua nhiều tên gọi khác, như là: cà quánh, cà quýnh, cà lù, cà vạch, hay cà cườm, cà gai dây.

Cà gai leo là cây gì
Cà gai leo là cây gì

Cà gai leo được được trồng nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc cho đến Huế ở Việt Nam chúng ta.

Thuộc vào nhóm cây có thân cây leo nhỏ, sống được nhiều năm và có chiều cao trung bình cây tầm 1m. Thân cây được phân thành nhiều cành xòe rộng, có gai cong màu vàng. Lá hình thuôn hoặc hình bầu dục, chúng thường mọc so le với lớp lông tơ màu trắng được phủ đầy khắp trên bề mặt lá.

Cây gai leo thường ra hoa vào tháng 4 – 9. Hoa có màu trắng, quả có hình cầu khoảng 7 – 9mm. Khi còn non thì quả có màu trắng đục, lúc chín dần sẽ chuyển sang vàng và đỏ, phần da bóng loáng. Hạt cà gai leo có dạng hình thận, màu vàng nhạt.

Có thể dùng ở dạng tươi hoặc các phần quả, rễ và cành cây phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản được lâu. 

2. Thành phần hóa học của cây cà gai leo

Thành phần hóa học của cây cà gai leo
Thành phần hóa học của cây cà gai leo

Cà gai leo chứa một số thành phất chất hóa học quan trọng, gồm có: 

  • Flavonoid, acid amin, saponin, sterol, alkaloid,… 
  • Phần là và rễ cây có nhiều dược tính hỗ trợ tốt cho sức khỏe con người như: Solamnia A, Solamnia B, cholesterol, glycoalkaloid, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on và dihydro lanosterol… 

Chính vì vậy mà cây này có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

3. Cây cà gai leo được ứng dụng như thế nào?

Cà gai leo đang được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, bởi nó có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Bộ phận cây thường được sử dụng để chữa bệnh là rễ (gọi là thích gia căn), dây (gọi là thích gia đằng). 

Ứng dụng của cây cà gai leo
Ứng dụng của cây cà gai leo

Phần rễ, cành lá và quả được thu hái quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ và đem phơi hoặc sấy khô để sắc uống. Nhiều người còn sử dụng khi tươi.

Thành phần hóa học của rễ cây cà gai leo có: alcaloid, tinh bột, flavonoid; ở dây là alcaloid;. Cây được ứng dụng vào việc trị phong thấp, sâu răng, bị đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm và các bệnh ho, ho gà, dị ứng. 

Ngoài ra còn được dùng để trị rắn độc cắn, giải độc rượu bia và chống say tàu xe. Hiện nay cây cà gai leo còn được các nhà nghiên cứu cho thấy chúng có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ trị bệnh ung thư gan. Liều dùng, từ 16 – 20 g dưới dạng thuốc sắc.

Dịch chiết toàn phần từ cà gai leo có công dụng là giúp chống oxy hóa rất tốt, chống viêm và làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan. 

Trong các nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự công bố rằng, dịch chiết toàn phần từ cây này và Glycoalcaloid đều có tác dụng giúp chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%.

Ngoài ra, dịch chiết từ cà gai leo có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus gây ra như: tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF) hoặc là ung thư cổ tử cung…đồng thời nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút. 

Còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác để chứng minh cây cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả, như là: 

  • Giúp kích thích quá trình tái sinh tế bào gan
  • Chống viêm mạnh và làm hạ men gan rất tốt. 
  • Ngăn ngừa xơ gan tiến triển
  • Giúp làm hạ men gan cùng với việc giải độc và bảo vệ gan rất hiệu quả. 

4. Phân loại cà gai leo

Cây cà gai leo có nhiều giống và được phân biệt theo các đặc điểm sau:

4.1 Dựa vào màu sắc của hoa

Phân biệt cà gai leo dựa vào màu sắc của hoa
Phân biệt cà gai leo dựa vào màu sắc của hoa

Hoa cà gai leo có hai màu phổ biến là: trắng và hoa màu tím. Cây gai leo hoa trắng thường có kích thước dây nhỏ, được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm bào chế thuốc. Trong khi cà gai leo tím thì có kích thước dây lớn hơn nên được sử dụng để xây thành hàng rào.

4.2 Dựa theo vùng miền

Nếu dựa vào nơi, khu vực trồng trọt (phân theo vùng miền), cà gai leo được phân thành 2 loại: cà gai leo miền Trung- thân cây cứng cáp và có màu nâu đất; Cà gai leo miền Nam có thân cây trông bụ bẫm hơn và màu xanh.

4.3 Dựa theo đặc điểm và tính chất cây

Nếu dựa vào đặc điểm cà gai leo được phân thành 2 loại: cà gai leo loại khô và loại tươi.

5. Công dụng của cây cà gai leo đối với sức khỏe

Cà gai leo được ứng dụng nhiều trong các phương thuốc Đông y để chữa bệnh, nó có một số tác dụng như sau:

5.1 Hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan B

Nhờ vào hoạt chất glycoalcaloid có trong cây cà gai leo, nên loại cây này mang lại khả năng hỗ trợ điều trị, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm gan B (các biểu hiện như vàng da, mệt mỏi và chán ăn). Đồng thời cây còn có thể làm tăng hệ thống miễn dịch cho người bệnh.

Cà gai leo giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan B
Cà gai leo giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm gan B

Theo bài luận của Tiến sĩ Bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa, khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên những sản phẩm có chứa cà gai leo, áp dụng trên bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 (sau 03 tháng sử dụng). Cà gai leo đã cho kết quả tốt, giảm được nồng độ vi rút trong máu đáng kể.

5.2 Công dụng cà gai leo – Giúp bảo vệ gan tránh bị ảnh hưởng của bệnh nhiễm độc TNT

Các hoạt chất có trong chiết xuất cây cà gai leo cho công dụng bảo vệ gan dưới sự tác động của độc tính TNT. Chính nhờ vậy mà nó có thể ức chế sự hủy hoại tế bào gan, làm giảm bớt sự tổn thương gan.

Kết quả nghiên cứu đã được đề cập trong luận án Tiến sĩ Y học của PGS.PTS Nguyễn Khắc Hải tiến hành cùng với GS.TS Nguyễn Phúc Hưng.

5.3 Tác dụng cà gai leo – Hạn chế sự phát triển của một vài tế bào ung thư

Chiết xuất từ cà gai leo có chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm cùng với việc làm giảm sự tổn thương do các hoạt động oxy hóa gây ra.

Tác dụng cà gai leo - Hạn chế sự phát triển của một vài tế bào ung thư
Tác dụng cà gai leo – Hạn chế sự phát triển của một vài tế bào ung thư

Việc sử dụng cây này sẽ có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số các bệnh ung thư như là: ung thư cổ tử cung, ung thư gan,… và  còn có khả năng ức chế được vi rút gây ra ung thư.

5.4 Những công dụng khác của cà gai leo

Cà gia leo có thành phần hóa học ở rễ, gồm: alcaloid, tinh bột, flavonoid; Còn ở dây có alcaloid. 

Công dụng khác của cây này là dùng điều trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương hoặc trị các bệnh cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Đông y còn dùng để trị rắn độc cắn, chống say tàu xe, giải độc rượu/bia.  

6. Hướng dẫn cách sử dụng cà gai leo đúng cách

Hướng dẫn cách sử dụng cà gai leo
Hướng dẫn cách sử dụng cà gai leo

Tuy có công dụng dùng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhưng loại cây này vốn có dược tính mạnh, vì vậy khi sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

6.1 Liều lượng 

Tùy theo thể trạng và tình trạng sức khỏe, độ tuổi cùng với một số yếu tố khác mà việc dùng cà gai leo để chữa bệnh nên cẩn thận. Cần được sử dụng với liều lượng khác nhau để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.  

6.2 Cẩn trọng với thai phụ và đang cho con bú

Hiện tại, tuy vẫn chưa có bằng chứng xác thực về mức độ nguy hiểm của cây cà gai leo đối với phụ nữ đang mang thai và mẹ cho con bú. Nhưng tốt nhất bạn đang mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

6.3 Tương tác với các loại thuốc điều trị bệnh

Cà gai leo được dùng để hỗ trợ tốt trong các quá trình điều trị bệnh, nhưng loại thảo dược này vẫn có thể gây tương tác với một số thuốc hoặc là các loại thực phẩm chức năng khác mà bạn dùng nên chú ý.  

Để tránh làm giảm hiệu quả cây cà gai leo và để phát huy tối ưu hiệu quả của thuốc điều trị bệnh, người dùng tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ.

6.4 Nên dùng cà gai leo thế nào?

Cân một lượng trong khoảng 50 – 60gr cà gai leo khô, rửa cho thật sạch và cho vào ấm trà. Sau đó đổ nước sôi vào ấm, canh vừa đủ nước để ngập cà gai leo, rồi đổ đi.

Tiếp theo, đổ vào ấm 200ml nước sôi, hãm trà lần 2 trong 10 phút và sau đó  rót vào ấm trà 1 lít sôi nước nữa là bắt đầu dùng ngay được.

Với những chia sẻ về lợi ích của cà gai leo phía trên, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu thêm về loại cây này.

Xem thêm: 10 công dụng tuyệt vời của nghệ đối với sức khỏe của con người

Bài trước đó10 công dụng tuyệt vời của nghệ đối với sức khỏe của con người
Bài sauCây chó đẻ – Một loại “thần dược” chữa bệnh không thể bỏ qua