Ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể thật tốt ?

480

Một cơ thể khỏe mạnh với sức đề kháng cao là điều mà ai cũng mong muốn có, nhất là trong mùa dịch này. Nếu bạn đang băn khoăn ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể thì hãy xem ngay bài viết sau đây nhé.

1.Nhóm thịt

1.1 Thịt gà

Thịt gà thực phẩm tăng cường đề kháng
Thịt gà thực phẩm tăng cường đề kháng

Bạn có biết vì sao khi bạn bị ốm, cơ thể suy nhược, người ta thường dùng cháo gà cho người bệnh không? Vì đây là món ăn không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn giàu vitamin B, rất có lợi cho đường ruột và tăng sức đề kháng. Cháo gà còn giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh nữa đấy, như một loại thuốc mà rất dễ ăn, phải không nào?

1.2 Động vật có vỏ

Trong các loại động vật có vỏ có chứa nhiều kẽm. Đây là chất có tác dụng rất tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện trơn tru chức năng của nó. Bạn có thể ăn các loại hải sản như: cua, tôm, nghêu, sò,… để tăng hệ miễn dịch nha.

2.Nhóm rau quả

2.1 Súp lơ xanh (bông cải xanh)

Súp lơ xanh
Súp lơ xanh

Nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E đặc biệt là vitamin C, súp lơ xanh rất tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Để giữ được nhiều dưỡng chất của loại rau củ này, bạn đun nấu càng nhanh càng tốt, hoặc không nấu chín lại càng giữ được các khoáng chất, với điều kiện rửa sạch hay dùng rau quả hữu cơ, ít phân bón, thuốc trừ sâu.

2.2 Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ có nguồn beta carotene và vitamin C cực kỳ dồi dào, giúp tăng sức đề kháng khá tốt. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp bạn có làn da đẹp xinh cùng đôi mắt sáng khỏe.

2.3 Rau bina

Trong rau bina cũng có khá nhiều vitamin C, carotene, chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Chế biến loại rau này trong thời gian ngắn sẽ giúp tăng cường vitamin A và các dưỡng chất khác được giải phóng ra từ acid oxalic.

3. Nhóm gia vị

3.1 Tỏi

Tỏi chính là gia vị hàng đầu trong danh sách thực phẩm đề phòng cảm cúm. Khi chế biến, bạn nên cắt lát hay đập dập, sau 10 – 15 phút hãy chế biến để chúng phát huy công dụng của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng không nấu nướng tỏi ở nhiệt độ quá cao.
Về liều lượng, các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng 1 – 3 tép tỏi/ngày cho một người. với tỏi tươi. Ăn nhiều sẽ gây ngộ độc. Nếu dùng tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép vì trong quá trình chế biến, các chất trong tỏi có thể bị mất đi một chút.

3.2 Gừng

Gừng có thể giúp giảm viêm, giảm đau họng hay một số bệnh viêm nhẹ khác. Không chỉ vậy, chúng còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, giảm triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Bạn có thể pha trà gừng để uống hay dùng gừng như gia vị trong các món ngon hằng ngày đều rất ổn.

3.3 Nghệ

Nghệ được nhiều người dùng như một chất chống viêm và đau xương khớp dạng nhẹ. Nồng độ curcumin cao có trong loại củ này còn giúp giảm tổn thương cơ do tập thể thao quá sức. Bạn có thể dùng nghệ qua việc nấu món cà ri, thơm ngon hấp dẫn lại kháng viêm, tăng cường cho sức khỏe thêm cường tráng đấy.

4.Nhóm trái cây

4.1 Trái cây họ cam, quýt

Như bạn đã thấy, vitamin C là dưỡng chất quan trọng để tăng sức đề kháng vì chúng làm tăng khả năng sản xuất bạch cầu cho cơ thể. Các trái cây họ cam quýt như bưởi, quýt, cam, chanh,… đều giàu vitamin C nên bạn hãy bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhé vì cơ thể rất hay thiếu hụt vitamin này. Nếu bạn bị đau bao tử, không ăn chua được thì có thể nạp vitamin C bằng các loại quả khác như ổi, đu đủ, các loại rau như bắp cải, rau mầm, cải thìa (cải chíp), đu…

4.2 Đu đủ

Trong đu đủ có chứa vitamin C dồi dào cùng một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Loại quả này còn giàu vitamin B, kali và folate. Mọi chất ấy đều rất tốt cho sức đề kháng và sức khỏe chung của cơ thể bạn.

4.3 Kiwi

Bạn có biết, kiwi cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, sức đề kháng như đủ đủ không? Chúng chứa nhiều vitamin C, K, kali và folate. Vì thế, ăn kiwi để giúp sức khỏe tốt hơn nha các bạn.

5. Nhóm khác

5.1 Sữa chua

Tinh ý chọn các loại sữa chua có các lợi khuẩn ghi trên nhãn hộp, bạn sẽ được tăng sức đề kháng vì các lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch khá tốt. Hãy dùng loại ít đường, không đường càng tốt. Nếu có thời gian, dùng sữa chua nhà làm kết hợp với các loại trái cây, hạt, thêm vào một ít mật ong sẽ rất tốt cho sức khỏe. Vitamin D cũng chứa trong thực phẩm này, đây là dưỡng chất tuyệt vời giúp kích hoạt hiệu quả cho hệ miễn dịch hoạt động tối ưu nhất có thể.

5.2 Hạt hạnh nhân

Vitamin E cũng là một dưỡng chất giúp ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh. Chúng tan trong dầu và cần lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thụ được vitamin này. Hạnh nhân chính là loại hạt có thể cung cấp vitamin E vì nó có chất béo tốt cho sức khỏe. Thêm vào thực đơn mỗi ngày với khoảng 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ, tương đương với việc dung nạp đủ 100% lượng vitamin E là lời khuyên của bác sĩ dành cho những ai muốn tăng sức đề kháng.

5.3 Yến sào

Theo các bác sĩ Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng sạch phổi, tăng sức đề kháng với bệnh cảm cúm, siêu vi và triệu chứng dị ứng. Dùng yến sào với liều lượng vừa phải không quá 3g/lần và 3 lần trong tuần cũng là gợi ý để giúp sức khỏe ngày càng tốt hơn.
Bạn có thể tìm mua yến sào chất lượng, giá tốt tại đây: https://yensaoyenbac.vn/

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình, nhất là trong mùa dịch. Chúc bạn luôn khỏe mạnh nhé !

Bài trước đóTop 8 công ty gia công mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP tại tphcm
Bài sau6 Món Quà Tặng Bố Mẹ Vợ Giúp Chàng Dễ Ghi Điểm Nhất